Gần đây tại Hà Nội ghi nhận các trường hợp đặc biệt là trẻ em nhiễm Adenovirus tăng vọt. Nhiều trẻ phải nhập viện điều trị trong đó có nhiều trẻ đã tử vong vì bệnh.
Vậy Adenovirus là gì? Chúng nguy hiểm ra sao và có cách nào để phòng ngừa và điều trị không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Adenovirus là một loại virus phổ biến có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 50 loại adenovirus có thể lây nhiễm sang người.
Adenovirus xuất hiện quanh năm và có xu hướng dễ bùng phát vào mùa đông và đầu mùa xuân. Chúng ta có thể gặp phải cáo triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên tình trạng nhiễm bệnh nặng không thường xuyên xảy ra.
Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Adenovirus nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường tiếp xúc gần với nhau nên rất dễ lây bệnh của nhau. Bên cạnh đó các bé thường đưa các đồ vật vào miệng và ít rửa tay hơn nên việc lây nhiễm cũng dễ dàng hơn.
Sự lây nhiễm Adenovirus ở người lớn có thể xảy ra trong môi trường đông đúc. Ở các trung tâm thương mại, nhà hàng, khu ký túc xá, bệnh viện…là những nơi có nguy cơ nhiễm virus cao hơn.
Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ gặp phải các triệu chứng nặng và biến chứng nguy hiểm khi bị nhiễm Adenovirus. Ví dụ như những người bị bệnh đường hô hấp, bệnh tim, đang trong quá trình điều trị ung thư hay ghép tế bào gốc.
Các triệu chứng khi bị nhiễm Adenovirus thường gặp bao gồm:
Bên cạnh đó Adenovirus có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan tiêu hóa gây ra các triệu chứng tiêu chảy, viêm ruột, viêm dạ dày, buồn nôn và nôn.
Một số triệu chứng hiếm gặp gồm viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết liệu, viêm não, viêm màng não.
Hầu hết các triệu chứng Adenovirus có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần. Các trường hợp nặng thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Adenovirus rất dễ lây lan. Dưới đây là những con đường lây lan phổ biến nhất:
Lưu ý rằng Adenovirus có thể được giải phóng khỏi cơ thể vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi khỏi bệnh. Vì vậy Adenovirus có thể tiếp tục lây lan ngay cả khi người bệnh đã không còn triệu chứng.
Hầu hết các trường hợp nhiễm Adenovirus đều nhẹ và chỉ cần điều trị theo triệu chứng. Ví dụ như uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao, uống nhiều nước, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng với các trường hợp nhiễm virus ở thể nhẹ đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Với những bệnh nhân có triệu chứng nặng và/hoặc có hệ miễn dịch yếu hãy đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp nhiễm bệnh nặng bác sĩ có thể sử dụng tới một số loại thuốc kháng virus phù hợp.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc Adenovirus bằng những cách sau:
Nếu bạn chẳng may bị nhiễm Adenovirus thì hãy thực hiện các bước sau để tránh lây lan cho người khác:
Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus được sử dụng cho nhân dân. Vì vậy cách tốt nhất là mỗi người từ áp dụng các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho chính mình và gia đình.
Trường hợp nhiễm Adenovirus với triệu chứng nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi. Trường hợp mắc bệnh nặng thì người bệnh cần đến các bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Cập nhật lần cuối: 27.09.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội