Đau vành tai ngoài có thể do tư thế nằm ngủ hoặc một số tác động vật lý bên ngoài. Nhưng đôi khi đau vành tai ngoài lại là do những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý mà bạn cần phải chú ý.
Đau vành tai ngoài có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về tai như viêm mô tế bào tai, viêm màng sụn tai, chàm ống tai.
Đau vành tai ngoài có thể là biểu hiện của tình trạng viêm sụn tai hoặc viêm tai ngoài
Viêm sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng xung quanh lớp màng sụn. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn vào lớp mô quanh sụn vành tai gây ra các triệu chứng như:
Nếu như bệnh không được xử lý kịp thời các triệu chứng sẽ nặng dần lên thậm chí là gây hoại tử tai.
Viêm tai ngoài là tình trạng lớp da ở khoang tai bị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm tai ngoài có thể biểu hiện ở hai thể cấp tính và mãn tính với các triệu chứng gồm:
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài thường là do tiếp xúc với các nguồn nước bẩn và một số nguyên nhân khác như gãi tai, bị mắc vật thể lạ trong tai, tai nghe không sạch, các bệnh về da như chàm, vảy nến…
Tai là bộ phận khá mỏng và nhạy cảm. Vì vậy nếu như gặp phải triệu chứng đau vành tai ngoài kèm theo các triệu chứng ngứa, rát, sưng đỏ bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị bệnh.
Nếu như vành tai mới chỉ bị sưng, đỏ thì bác sĩ sẽ thường kê thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc một số loại bôi ngoài.
Trường hợp vành tai xuất hiện tình trạng chảy dịch, có mủ thì bên cạnh việc dùng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật y khoa như hút mủ. Nếu tình trạng nặng hơn như bị hoại tử hoặc áp xe thì sẽ phải cắt bỏ hoặc nạo đi những phần viêm.
Khi bị sưng đau vành tai ngoài không phải do các yếu tố tác động bên ngoài thì bạn cần:
Đây là điều cần thiết giúp bác xác định chính xác nguyên nhân và được áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hay thuốc bôi. Vì nếu sử dụng không đúng loại và liều lượng có thể khiến cho bệnh nặng hơn.
Tư thế nằm ngủ tốt nhất khi bị sưng đau vành tai là nằm ngửa để tránh gây áp lực lên vành tai. Nếu như bạn không quen thì có thể nằm nghiêng sang bên tai không bị sưng đau. Tuy nhiên không nên nằm nghiêng quá lâu sẽ khiến vành tai còn lại bị đau.
Vành tai bị đau cần được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Bạn có thể dùng bông gòn sạch thấm vào nước muối sinh lý để vệ tinh xung quanh vành tai. Lưu ý không nên dùng tay hoặc móng tay để ngoáy tai sẽ khiến tai bị tổn thương hơn.
Ngoài ra bạn nên tránh hoạt động bơi lội trong thời gian đang điều trị bệnh viêm đau tai ngoài. Vi khuẩn trong nước có thể làm cho bệnh tái phát và trở nên trầm trọng hơn.
Vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày
Nhìn chung bị đau vành tai ngoài không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên cũng không vì vậy mà chủ quan. Khi thấy những dấu hiệu bất thường ở tai thì cần đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Khi có nhu cầu khám chữa các bệnh lý về tai bạn có thể đặt lịch khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội. Hotline đặt lịch khám 0247.109.88.66.
Cập nhật lần cuối: 24.07.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội