Hướng Dẫn Cách Giảm Urê Trong Máu An Toàn, Hiệu Quả

Hướng Dẫn Cách Giảm Urê Trong Máu An Toàn, Hiệu Quả

Rate this post

Ure trong máu tăng cao có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng,thậm chí hôn mê sâu hoặc tử vong. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cách tốt nhất là bạn nên chủ động áp dụng cách giảm ure trong máu bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Nguyên nhân khiến nồng độ ure trong máu tăng 

Có 3 nguyên nhân chính khiến nồng độ ure trong máu tăng đó là do chế độ ăn uống sinh hoạt, bệnh lý và do dùng thuốc.

  • Về chế độ dinh dưỡng: nguyên nhân thường xuất phát từ việc người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt heo, xúc xích, thịt gà, thịt ngan, thịt ngỗng, hải sản, trứng, các loại hạt…Cơ thể bổ sung quá nhiều protein dẫn tới việc chuyển hóa ure tăng đột biến.
  • Về bệnh lý: một số nhóm bệnh điển hình dẫn đến tình trạng tăng ure trong máu có thể kể đến như bệnh suy thận cấp hoặc mãn tính, nhiễm trùng nặng hoặc xuất huyết đường tiêu hóa, suy dinh dưỡng, sốt, bỏng…
  • Về thuốc: khi người bệnh dùng quá nhiều một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu…trong thời gian dài cũng có thể khiến nồng độ ure tăng lên trong máu.

Triệu chứng ở người có ure máu tăng cao  

Tùy từng cơ địa và giai đoạn mà mỗi người có ure máu cao sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình hay gặp phải nhất ở khi gặp tình trạng ure tăng cao:

  • Chướng bụng, ăn không ngon
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt trong một thời gian dài. 
  • Mất ngủ về đêm thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức 
  • Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài
  • Lưỡi chuyển thành màu đen
  • Xuất hiện tình trạng viêm loét ở họng và niêm mạc miệng
  • Mạch đập nhanh, cao huyết áp
  • Co đồng tử, phản ứng yếu với ánh sáng

Cách giảm ure máu tại nhà

Khi ure tăng cao trong thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí dẫn tới hôn mê, tử vong. Do đó bệnh nhân khi mắc hội chứng tăng ure máu cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hành theo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là 3 cách giảm ure trong máu mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tăng ure máu

Những bệnh nhân có nồng độ ure trong máu tăng thì việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học là rất cần thiết. Một chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nồng độ ure mà còn giúp bảo vệ chức năng của thận tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm ure trong máu

  • Hạn chế bổ sung protein: hàm lượng protein được phép bổ sung cho cơ thể thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Thông thường số lượng protein lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 0,6-0,8-1g/kg trọng lượng/ngày. Ngoài ra người bệnh nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm bổ sung protein sinh học như cá, trứng…
  • Nạp đủ năng lượng: năng lượng cần thiết cho cơ thể cần đảm bảo từ 30-35 kcal/kg/ngày.
  • Bổ sung đủ vitamin và các nguyên tố vi lượng để tránh tình trạng thiếu máu. 
  • Chế độ ăn cần đảm bảo ít muối, giàu calci và ít muối
  • Chất bột như mì, gạo chỉ nên bổ sung tối đa 200g/ngày. Những bệnh nhân càng bị suy thận nặng thì càng phải ăn ít tinh bột hơn. Nên chọn ngũ cốc như ngô, khoai lang, khoai sọ….thay thế cơm, gạo.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

cách giảm ure trong máu bằng hoa quả

Chế độ ăn nhiều hoa quả tươi giúp kiểm soát nồng độ ure trong máu

Những thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế:

  • Hạn chế thức ăn nhiều kali như rau dền, rau muống, chuối khô, thanh long…
  • Không ăn đồ ngọt, thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…
  • Hạn chế tối đa những loại thực phẩm có photpho như các loại thịt khô, tôm khô, lòng đỏ trứng.
  • Những thực phẩm có chứa nhiều muối như cá khô, mì ăn liền…cũng không nên ăn.

Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Thông qua việc nghỉ ngơi hợp lý khoa học người bệnh cũng có thể kiểm soát ure trong máu tốt hơn. Người có ure máu cao nên duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. 

Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn giảm ure máu

Ở trẻ em nếu gặp tình trạng ure máu cao thì bên cạnh chế độ ăn nhạt, thì vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

Với người bị suy thận mãn tính chế độ dinh dưỡng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị của bệnh nhân. Do đó người bệnh cần tuân theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất khi điều trị bệnh.  

Trước khi áp dụng các cách giảm ure trong máu tốt nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới việc điều trị tăng ure máu Quý khách có thể liên hệ với phòng khám đa khoa HYH Medical PLus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị theo hotline 034.66.88.996 để được tư vấn rõ hơn. 

Cập nhật lần cuối: 21.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi