Một số bệnh nhân được chỉ định cắt amidan thường rất lo lắng, không rõ “Cắt amidan có nguy hiểm không?. Trên thực tế thì cắt amidan là ca phẫu thuật không quá phức tạp. Tuy nhiên do amidan nằm ở vị trí nhạy cảm trong vòm họng nên kết quả của ca mổ phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ, phương pháp cắt amidan. Một số bệnh nhân sau khi mổ cắt amidan xong đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, nhiễm trùng, sốc phản vệ….
Amidan mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể vì vậy các trường hợp viêm amidan ở mức độ nhẹ sẽ không cần phải cắt bỏ.
Cắt amidan có rủi ro đến sức khỏe. Vì vậy bác sĩ thường cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định cắt amidan. Cắt amidan thường chỉ được áp dụng cho các trường hợp sau:
Các ca phẫu thuật cắt amidan được đánh giá là không quá phức tạp, thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn hơn các ca phẫu thuật khác. Tuy nhiên cắt amidan vẫn có những rủi ro nhất định trong và sau khi thực hiện phẫu thuật. Các rủi ro có thể liên quan tới tác dụng phụ của thuốc gây mê, nhiễm trùng trong quá trình thực hiện ca mổ, vết cắt lâu lành. Một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu trong quá trình phẫu thuật hoặc 2 tuần sau phẫu thuật.
Chính vì vậy trước khi chỉ định cắt amidan bác sĩ luôn rất thận trọng cân nhắc tất cả các yếu tố rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho bệnh nhân.
Cắt amidan tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết
Hiện nay có 3 phương pháp cắt amidan phổ biến nhất là cắt bằng dao điện, dao coblator/dao plasma, laser. Trong đó cắt amidan bằng dao plasma hay coblator là hai phương pháp mới nhất với độ an toàn cao hơn.
Phương pháp cắt amidan bằng dao coblator hay còn gọi là dao plasma là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ với tần số cao tạo thành một đám mây xung quanh dao cắt. Kỹ thuật này cho phép cắt các vùng amidan ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ C.
Phương pháp này có độ an toàn cao, không gây bỏng, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cho bệnh nhân. Thủ thuật này diễn ra rất nhanh. Một ca mổ cắt amidan bằng dao coblator chỉ mất khoảng 10 – 15 phút là hoàn thành.
Bệnh nhân áp dụng phương pháp phẫu thuật này vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Do ít gây biến chứng nên bệnh nhân chỉ cần nằm lại viện theo dõi khoảng 1 ngày là có thể về nhà.
Đây là phương pháp sử dụng nguồn điện kết nối với dao cắt để thực hiện cắt bỏ amidan. Phương pháp này có nhược điểm là gây chảy máu nhiều và tạo ra tổn thương sâu tại vùng vòm họng.
Cắt amidan bằng tia laser là kỹ thuật năng lượng từ ánh sáng của tia laser để cắt bỏ amidan. Kỹ thuật này có ưu điểm là không gây đau cho bệnh nhân, thời gian phẫu thuật nhanh chóng, chảy máu ít. Đồng thời trong quá trình cắt bỏ amidan, các tia laser cũng hỗ trợ diệt vi khuẩn.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là gây ra các tổn thương lớn, để lại sẹo. Ngoài ra người bệnh dễ bị nhiễm trùng và ảnh hưởng tới chức năng thanh quản sau mổ.
Cắt amidan nếu không cẩn thận có thể xuất hiện những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp trong hoặc sau khi cắt amidan.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau khi cắt amidan có thể xảy ra do các nguyên nhân như: sai sót trong trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân không kiêng khem đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, khó thở, hơi thở có mùi hôi, khạc ra đờm màu xanh…Tình trạng nhiễm trùng cần được xử lý kịp thời, nếu để lâu có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết
Khoảng 2-3% số ca cắt amidan gặp phải tình trạng xuất huyết. Xuất huyết có thể xảy ra ngay trong quá trình thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Một số khác lại gặp phải tình trạng xuất huyết từ 1-10 ngày sau ca phẫu thuật. Đây là biến chứng nguy hiểm, cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Chính vì vậy sau khi thực hiện phẫu thuật người bệnh vẫn cần phải chú ý đến sức khỏe và tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm khi cắt amidan
Sốc phản vệ
Trước khi cắt amidan bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê. Quá trình gây mê này có thể khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ. Sốc phản vệ có diễn tiến nhanh, nếu không xử lý kịp thời bệnh nhân có thể bị tử vong.
Vì lý do này mà trước khi tiến hành phẫu thuật cắt amidan, bệnh nhân sẽ được kiểm tra đầy đủ tiền sử dị ứng, xét nghiệm dị ứng máu.
Tử vong
1/40.000 bệnh nhân cắt amidan có thể gặp phải biến chứng tử vong do bị nhiễm trùng hoặc xuất huyết quá nặng.
Thay đổi giọng nói
Trong quá trình cắt amidan, dao cắt có thể tác động đến dây thanh quản của người bệnh. Tác động này sẽ khiến ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh. Một số bệnh nhân bị khản giọng hoặc thay đổi hẳn giọng nói sau khi cắt amidan.
Viêm amidan tái phát
Viêm amidan tái phát xảy ra với những bệnh nhân được chỉ định cắt amidan một phần hoặc cắt amidan hoàn toàn nhưng cắt sót. Các vùng amidan còn lại khi bị vi khuẩn tấn công vẫn có thể tái phát tình trạng viêm nhiễm. Thường khi tái phát, tình trạng viêm sẽ trầm trọng hơn.
Một số các biến chứng khác
Bên cạnh những biến chứng trên thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác như:
Biến chứng amidan có thể xuất hiện trong hoặc sau ca phẫu thuật. Có những bệnh nhân gặp phải biến chứng sau 10 ngày cắt amidan. Do đó người bệnh không được chủ quan. Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt sau khi cắt amidan người bệnh cần lưu ý:
Cắt amidan vẫn là phương pháp điều trị amidan cần thiết trong một số trường hợp. Vì vậy nếu được chỉ định cắt amidan thì bạn cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín và lựa chọn các phương pháp phẫu thuật an toàn để thực hiện.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Cắt amidan có nguy hiểm không”. Để được tư vấn thêm về các phương pháp phẫu thuật cắt amidan an toàn thì bạn có thể liên hệ với Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng tại hệ thống y tế HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 0247.109.88.66. Tải app HYH Medical Plus để đặt lịch khám theo nhu cầu với bác sĩ chuyên khoa.
Cập nhật lần cuối: 17.06.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội