Lê Thị Hòe Da liễu
Bác sĩChào bạn,
Viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, viêm da cơ địa mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tác động xấu đến đến sức khỏe và cuộc sống bao gồm:
– Ngứa mãn tính, bong tróc da: Viêm da cơ địa có thể tiến triển đến viêm da thần kinh, cơn ngứa kéo dài hơn trên một vùng da nhất định của cơ thể. Vùng da này bị chà xát mạnh trong thời gian dài sẽ bị đổi màu, cứng và dày hơn.
– Nhiễm trùng da: Người bệnh gãi ngứa liên tục sẽ khiến da bị tổn thương, lở loét, chảy máu, dễ bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Khi vết thương trên da lành có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
– Viêm da cơ địa ở vùng da quanh mắt gây chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc.
– Viêm da tiếp xúc dị ứng: Làn da yếu hơn, dễ bị kích ứng và dị ứng khi tiếp xúc với nhiều dị nguyên.
– Hội chứng eczema herpeticum do bội nhiễm thêm virus: Người bệnh có biểu hiện sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… Đây là biến chứng nặng nề của viêm da cơ địa, tỷ lệ tử vong từ 1 – 9%.
– Bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân, có thể xuất hiện những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa, da xuất hiện những vệt đỏ, có mủ hoặc vết tróc da màu vàng thì người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh, loại trừ các chẩn đoán khác và có hướng điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng.
Bạn có thể đặt lịch khám chuyên khoa Da liễu tại PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội qua Hotline 0346688996 hoặc TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Phạm Ngọc Linh Tai - Mũi - Họng
Bác sĩChào bạn,
Hiện tượng chảy máu mũi trong thời tiết lạnh thường do niêm mạc hốc mũi bị khô, bong vảy gây chảy máu, còn hiện tượng chảy máu do điểm mạch tăng sinh hoặc do u máu hốc mũi sẽ chảy không phụ thuộc khí hậu lạnh. Thế nên, vấn đề mũi của bạn là hiện tượng chảy máu do thời tiết lạnh. Bạn nên sử dụng dung dịch nước muối biển sâu (như Xisat, Sterimar, Humer,…) để vệ sinh hốc mũi thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng chảy máu. Chảy máu mũi khi trời lạnh không cần đặt ra vấn đề phẫu thuật.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề chảy máu mũi khi trời lạnh, bạn có thể đến chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Hữu nghị Quốc tế Hà Nội để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm. Bạn có thể đặt hẹn khám qua Hotline 0346688996 hoặc TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Vũ Thu Hà Nhi
Bác sĩChào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi.
Thời điểm trẻ 15 tháng tuổi là lúc bố mẹ cần kiên nhẫn đối với sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể để trẻ tự tập ăn và không bắt trẻ phải ăn hết cũng như sợ bẩn. Giờ giấc ngủ của trẻ cũng có sự thay đổi theo độ tuổi, do đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến giấc ngủ của trẻ.
Nếu bạn còn băn khoăn với vấn đề của trẻ, hãy đưa bé đến thăm khám chuyên khoa Nhi để được các bác sĩ tư vấn cụ thể và có hướng giải quyết phù hợp nhất. Quý khách có thể đặt lịch khám tại PKĐK HYH Medical+ – Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội qua Hotline 0346688996 hoặc TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Trần Ngọc Ánh Tâm Lý
Bác sĩNhiều bệnh nhân có cảm giác lo lắng, trầm cảm, cô đơn sau khi khỏi COVID-19. Nỗi sợ hãi vì bệnh, đau thương, mất mát vì người thân trong đại dịch và lo lắng về tương lai bất định phía trước làm nhiều bệnh nhân càng thêm stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân, hoảng sợ.
Lúc này, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần hậu COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bị nghiện thuốc. Ví dụ như nhiều bệnh nhân sau khi hồi phục từ COVID-19 không ngủ được, dùng các thuốc ngủ thường vẫn không hết, cuối cùng phải dùng thuốc ngủ nặng có thể gây nghiện.
Các trị liệu tâm lý bao gồm trị liệu giao tiếp, tư vấn, giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về các triệu chứng COVID-19, các biện pháp hồi phục triệu chứng để giảm bớt lo âu. Nên hạn chế thời gian dùng điện thoại thông minh, mạng xã hội… mà nên tập trung thời gian vào cuộc sống của mình, như: Tập thể dục, dành thời gian thực sự cho cơ thể.
Với những biểu hiện bạn gặp phải sau khi khỏi COVID-19, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được chẩn đoán chính xác tình trạng hậu COVID-19 và được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Quý khách có thể đặt lịch khám tại PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội bằng cách gọi điện đến Hotline 0346688996 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Trần Thị Hậu Y Học Cổ Truyền
Bác sĩ1. Đặc điểm và công dụng của cây mùi tàu
Mùi tàu (mùi gai, ngò gai, ngò tây) là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm. Lá rau hình mác và thuôn dài, ở hai bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về phía ngọn, lá ở thân thường có răng cưa nhiều hơn. Các lá ở phía trên xẻ từ 3 – 7 thùy ở phía chóp và có nhiều gai. Người dân nhiều địa phương đã trồng mùi tàu để làm thuốc, rau thơm trong ẩm thực hàng ngày.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Tất cả các bộ phận của cây mùi tàu đều được tận dụng để làm rau thơm cũng như vị thuốc, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
– Tính vị: Theo các tài liệu Đông y mùi tàu có vị the cay, hơi đắng, thơm và tính ấm. Toàn cây có tinh dầu, chính vì lá có vị thơm nên được dùng trong nhiều món ăn.
– Thành phần: Các thành phần có trong mùi tàu như protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C…
– Tác dụng: Theo Đông y mùi tàu có tác dụng kiện tỳ, sơ phong thanh nhiệt; hành khí tiêu thũng, chỉ thống; thông khí, giải nhiệt, giải độc; kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi.
– Mùi tàu có công dụng chữa một số chứng, bệnh như: Cảm cúm, ho có đờm, hôi miệng, lở loét miệng, kiết lỵ, đái dầm ở trẻ, trị mụn nhọt, viêm kết mạc, tăng cholesterol máu…
2. Tác dụng của mùi tàu trong điều trị long đờm
Khi bệnh nhân bị ho có đờm do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau, đờm thường ứ đọng, bám dính trong đường hô hấp gây khó thở và khó chịu cho người bệnh. Theo kinh nghiệm Đông y dùng mùi tàu để làm long đờm, tống phần đờm bám dính trong cổ họng ra. Khi bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng ho, có đờm thì sử dụng mùi tàu có tác dụng long đờm rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần làm đúng phương pháp, đúng thành phần bài thuốc, cách uống thì mới có tác dụng.
Sau khi khỏi COVID-19 bạn nên đi kiểm tra tầm soát sức khỏe. Quý khách có thể đặt lịch khám hậu COVID-19 tại PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội qua Hotline 0346688996 hoặc TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Phạm Văn Vinh Dinh dưỡng tiết chế
Bác sĩChào bạn,
Sau phẫu thuật (mổ) cơ thể người bệnh sẽ rất yếu do mất máu, dịch thể, stress, đau,… Do đó, dinh dưỡng sau mổ đóng vai trò rất quan trọng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
Về nguyên tắc dinh dưỡng sau mổ được thể hiện qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu
Giai đoạn 1 – 2 ngày sau khi mổ, cơ thể người bệnh sẽ tăng giảm đột ngột. Dưới tác dụng phụ của thuốc gây mê sẽ dẫn đến liệt ruột, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy cần được bù nước và chất điện giải nhằm cung cấp đủ calo nuôi dưỡng cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân truyền tĩnh mạch hoặc một số trường hợp người bệnh có thể uống nước ép hoa quả để tăng cường dinh dưỡng.
2. Giai đoạn giữa
Giai đoạn 3 – 5 ngày sau khi mổ, người bệnh đã có thể trung tiện do nhu động ruột dần hoạt động trở lại. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đói nhưng cơ thể mệt mỏi không muốn ăn. Ở giai đoạn này, nên cho bệnh nhân ăn một số loại thức ăn nhẹ có thêm năng lượng và protein như: cháo loãng, bơ, nước ép hoa quả,…
3. Giai đoạn hồi phục
Giai đoạn phục hồi khi đó vết mổ đã liền miệng, kali máu dần trở lại bình thường. Người bệnh đã bắt đầu ăn uống bình thường, quá trình đại tiểu tiện cũng diễn ra dễ dàng hơn. Đây là thời điểm người bệnh cần tăng khẩu phần ăn cũng như một chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo và protein:
– Ăn nhiều đạm: Thịt gà, trứng gà, cá, tôm, đậu nành, đậu phụ…
– Ăn vừa đủ chất béo thực vật và hạn chế tối đa các loại chất béo động vật bởi có thể làm gia tăng tình trạng táo bón và khó lành vết thương.
– Ăn nhiều trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chấy, nhất là vitamin C không chỉ giúp chống oxy hóa mà giúp vết thương nhanh phục hồi, giảm viêm nhiễm. Các loại trái cây giàu vitamin C như: hoa quả họ nhà cam, bưởi, cà rốt, đu đủ, gấc chín,…
Sau phẫu thuật cần kiêng ăn:
– Đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn nhiều giàu mỡ, ít chất xơ rất dễ dẫn đến táo bón như: khoai tây chiên, xúc xích, thịt xông khói,…
– Sữa và các sản phẩm từ sữa, vì có thể ảnh hưởng đến đường ruột, gây ra khó tiêu và tăng tiết dịch trong phổi.
– Các loại thịt đỏ.
– Đồ ăn nhiều đường như: bánh kẹo, thực phẩm có đường.
Hy vọng những thông tin cung cấp bên trên sẽ hữu ích đến bạn. Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc thăm khám về các vấn đề sức khỏe tại PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội, bạn có thể liên hệ qua Hotline 0346688996 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Trần Bảo Khánh Ngoại Tổng Hợp
Bác sĩChào bạn,
Trào ngược dạ dày thực quản được định nghĩa là sự suy giảm chức năng của hàng rào ngăn chặn sự trào ngược làm cho những chất chứa bên trong dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản.
Mục đích chính của phẫu thuật ở những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là nhằm củng cố lại hàng rào chống trào ngược mà không tạo ra những tác dụng phụ quá mức. Phẫu thuật được chỉ định trong ca không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa. Những ca bị biến chứng hẹp thực quản có thể được nong thực quản qua nội soi.
Chỉ định và chống chỉ định thực hiện phẫu thuật:
1. Chỉ định:
Chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm thực quản trào ngược được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, có hoặc không có thoát vị cơ hoành kèm theo, đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong ít nhất 6 tháng mà không đỡ.
2. Chống chỉ định:
Chống chỉ định khi thể trạng người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật, người bệnh già yếu, người bệnh ung thư thực quản, có nhiều bệnh phối hợp gồm:
– Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột.
– Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú.
– Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn.
– Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng.
– Bệnh lý rối loạn đông máu.
Trường hợp của bạn cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Căn cứ vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn có nên phẫu thuật hay không.
Nếu có vấn đề về sức khỏe cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Hữu nghị Quốc tế Hà Nội, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0346688996 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Đặng Kim Anh Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩChào bạn,
Để đảm bảo quá trình nội soi dạ dày diễn ra thuận lợi và hiệu quả, trước khi thực hiện nội soi người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm được chỉ định trước khi thực hiện nội soi dạ dày.
– Thông báo rõ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, đặc biệt là tiền sử bệnh tim mạch, hen suyễn, bệnh thận hoặc dị ứng; về các loại thuốc đang sử dụng.
– Thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế về khai thông tin hồ sơ, uống thuốc tan bọt dạ dày, tư thế nội soi…
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng. Bạn có thể chọn phương pháp nội soi không đau để có trải nghiệm nhẹ nhàng, êm ái nhất.
– Nhịn ăn ít nhất là 6 giờ đồng hồ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày, đảm bảo dạ dày sạch thức ăn, hạn chế tình trạng nôn mửa, bảo vệ đường thở cho người bệnh trong quá trình nội soi, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và phát hiện các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
– Người bệnh bị hẹp môn vị cần phải nhịn ăn lâu hơn, từ 12 – 24 tiếng đồng hồ trước khi tiến hành nội soi dạ dày.
– Không uống các loại nước có cồn, có gas và những loại nước có màu, kể cả sữa vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình quan sát và chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Người bệnh chỉ nên uống nước lọc với lượng vừa đủ, tránh uống nhiều vì có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Nếu có vấn đề về sức khỏe cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thăm khám tại PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0346688996 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Trần Văn Thắng Nội Tổng Hợp
Bác sĩTheo các triệu chứng mà bạn mô tả, có thể do lượng cồn trong bia rượu gây dãn mạch và làm tăng nhịp tim kèm theo tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có sẵn trong người bạn gây ra. Cách tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để xác định xem có bệnh tim thực thể như thiểu năng động mạch vành hay thiếu máu cơ tim, hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc ổn định hệ thần kinh thực vật. Đồng thời, bạn cần tập thể dục và hạn chế bia rượu.
Nếu có vấn đề về sức khỏe cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thăm khám tại PKĐK HYH Medical+, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0346688996 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>Trần Văn Thắng Nội Tổng Hợp
Bác sĩChào bạn,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến PKĐK HYH Medical+ – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội.
Trong câu hỏi bạn chưa nêu rõ vị trí tổn thương của bạn khi tai nạn. Tuy nhiên, theo nội dung bạn đưa ra thì nếu nứt xương sau 2 tháng không luyện tập chân vẫn teo nhỏ lại nhưng bạn vẫn chưa vận động được và mất sức thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị phù hợp.
Nếu có vấn đề về sức khỏe cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu thăm khám tại PKĐK HYH Medical+, quý khách vui lòng gọi điện đến Hotline 0346688996 hoặc đặt lịch khám TẠI ĐÂY.
Xem thêm >> Rút gọn >>
Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội