Axit Uric là gì? Khi nào cần xét nghiệm Axit Uric?

Axit Uric là gì? Khi nào cần xét nghiệm Axit Uric?

Rate this post

Xét nghiệm Axit Uric thường được bác sĩ chỉ định với những bệnh nhân có bất thường về sức khỏe. Thông qua định lượng Axit Uric trong cơ thể bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Axit Uric là gì?

Axit Uric là một chất hóa học có công thức C5H4N4O3, trọng lượng phân tử 169 Dalton. Axit Uric được tạo ra do sự chuyển hóa các chất đạm có nhân Purin – một loại phân tử được cấu tạo bởi nguyên tử Cacbon và Nitơ. 

Trong cơ thể con người, Axit Uric được tổng hợp chủ yếu tại gan và một số ít tại niêm mạc ruột, đồng thời đào thải qua đường nước tiểu. 

Axit Uric được sản sinh liên tục qua hai nguồn chính gồm:

  • Từ các yếu tố ngoại sinh là những loại thực phẩm giàu Purin mà chúng ta ăn hàng ngày như hải sản, nội tạng động vật, thịt, cá, rượu, bia… 
  • Từ yếu tố nội sinh do sự phá hủy nhân Purin trong các tế bào già, chết trong cơ thể.

Xét nghiệm axit uric là gì

Axit Uric được sản sinh liên tục trong cơ thể

Quá trình tổng hợp và đào thải Axit Uric luôn diễn ra liên tục. Nếu quá trình này cân bằng thì nồng độ Axit Uric sẽ giữ được ở mức ổn định, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại sự mất cân bằng Axit Uric, sẽ khiến cơ thể bị rối loạn và là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh cần chú ý.

Định lượng Axit Uric bao nhiêu được gọi là cân bằng?

Với người bình thường, khỏe mạnh sẽ có chỉ số Axit Uric trong máu ở mức giới hạn như sau:

  • Nam giới: 202-416 μmol/l, 
  • Nữ giới: 143-399 μmol/l 

Lưu ý là chỉ số này có thể thay đổi ở các phòng thí nghiệm khác nhau do sự khác nhau về máy móc và hóa chất sử dụng trong quá trình xét nghiệm. Bạn nên căn cứ vào giới hạn nồng độ bình thường được đưa ra trong bảng trả kết quả xét nghiệm của bệnh viện, phòng khám. 

Điều gì xảy ra khi cơ thể mất cân bằng Axit Uric?

Bất kể tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Axit Uric trong cơ thể đều cho thấy những bất thường liên quan tới sức khỏe.

Trường hợp nồng độ Axit Uric quá cao

Trường hợp nồng độ Axit Uric cao bất thường thì có hai khả năng xảy ra một là cơ thể đang sản sinh quá nhiều Axit Uric hoặc khả năng đào thải Acid Uric đang bị suy giảm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do:

  • Cơ thể đang nạp quá nhiều các loại thực phẩm có chứa Purin như hải sản, bia, rượu…
  • Dấu hiệu của bệnh Gout
  • Dấu hiệu của bệnh ung thư di căn hoặc đau tủy xương hoặc do người bệnh đang trong các đợt điều trị bằng hóa trị, xạ trị của căn bệnh ung thư.
  • Dấu hiệu của bệnh suy thận, giảm chức năng đào thải Axit Uric qua đường nước tiểu.
  • Liên quan tới một số căn bệnh mang tính di truyền như Lesch-Nyhan. 
  • Liên quan tới bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp hoặc cận giáp.

Trường hợp nồng độ Axit Uric thấp

Trường hợp ngược lại khi nồng độ Axit Uric thấp hơn nhiều so với các chỉ số quy định cũng không hề tốt cho cơ thể. Đôi khi nồng độ thấp có thể là biểu hiện của một số loại bệnh như: 

  • Hội chứng Fanconi – một bệnh lý hiếm gặp liên quan tới rối loạn chức năng của ống thận.
  • Bệnh Xanthin niệu – liên quan tới sự rối loạn di truyền chuyển hóa.
  • Bệnh Wilson – bệnh di truyền khiến cho cơ thể tích tụ đồng dư.
  • Các bệnh lý liên quan tới chức năng gan, thận

Ngoài ra tình trạng nồng độ Axit Uric thấp cũng là lời cảnh báo cơ thể cần nạp thêm các loại thực phẩm chứa Purin.

Khi nào cần xét nghiệm Axit Uric 

Xét nghiệm Axit Uric là xét nghiệm chuyên môn nhằm đo lường nồng độ Axit Uric có trong máu.Thông qua kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể.

Xét nghiệm Axit Uric do bác sĩ chỉ định dựa trên biểu hiện bệnh lý, lời khai hoặc bệnh án trước đó của bệnh nhân. Thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Axit Uric trong máu trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có biểu hiện của bệnh Gout.
  • Xét nghiệm định kỳ để theo dõi lượng Axit Uric trong máu với những bệnh nhân đang điều trị bệnh Gout.
  • Chẩn đoán, theo dõi chức năng thận với bệnh nhân bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng của thận.
  • Xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra sỏi thận.
  • Kiểm tra để phát hiện bất thường nồng độ Axit Uric đối với bệnh nhân ung thư cần điều trị bằng xạ trị, hóa trị.  

Xét nghiệm Acid Uric máu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm Acid Uric giống như xét nghiệm máu thông thường, không có gì quá phức tạp. Các xét nghiệm này được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật của phòng khám hoặc bệnh viện.

Các bước xét nghiệm gồm: 

  • Bước 1: Nhân viên y tế sẽ trực tiếp lấy máu từ tĩnh mạch bệnh nhân cho vào ống nghiệm chống đông, ly tâm.
  • Bước 2: Mẫu máu được đưa vào máy để tiến hành phân tích các chỉ số. Thường sau 1 giờ sẽ có kết quả xét nghiệm Axit Uric.
  • Bước 3: Phòng xét nghiệm trả kết quả cho bệnh nhân. Bệnh nhân sau đó sẽ mang kết quả xét nghiệm tới cho bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Tính chính xác của kết quả xét nghiệm nồng độ Axit Uric sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tiền sử bệnh, tiền sử dụng thuốc, thiết bị máy móc sử dụng để làm thí nghiệm. Ngoài ra chế độ ăn uống trước khi xét nghiệm cũng sẽ dẫn tới sai lệch trong kết quả. 

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Axit Uric  

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm Axit Uric giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng để đảm bảo độ chính xác của kết quả. 
  • Không ăn trong 4h trước khi thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân có thể uống nước lọc nhưng tuyệt đối không uống rượu, bia hay chất có cồn, ga.
  • Khai báo trung thực với bác sĩ về tiền sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng của mình. Những loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay thuốc corticoid, thuốc ức chế men, thuốc hoặc viên uống vitamin C đều có khả năng ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở y tế xét nghiệm uy tín với trang thiết bị hiện đại đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Phòng khám đa khoa HYH Medical+ được đầu tư trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ chuyên nghiệp. Khách hàng có thể chọn dịch vụ xét nghiệm Axit Uric tại phòng khám hoặc dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà đều đảm bảo tính chính xác cao nhất.

Quý khách gọi số hotline 034.66.88.996 để được tư vấn trực tiếp hoặc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nhà tại đây.

Cập nhật lần cuối: 18.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi