Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Đau Dạ Dày

Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Đau Dạ Dày

Rate this post

Đau dạ dày nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tình trạng viêm loét, chảy máu hoặc nặng thì phát triển thành ung thư dạ dày. 

Việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị đau dạ dày đúng cách sẽ giúp người bệnh đẩy lùi tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử ( thuật ngữ trong tiếng Anh  là stomach aches/Abdominal pain) là tình trạng tổn thương dạ dày do bị viêm loét. Đau dạ dày gây ra những cơn đau âm ỉ, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Những cơn đau này thường xuất hiện thành từng cơn khi người bệnh bị stress, căng thẳng, ăn quá no hoặc quá đói.

Đau dạ dày ban đầu là những cơn đau cấp tính. Nếu người bệnh không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ tiến triển, những cơn đau có xu hướng nặng lên thành mãn tính.

Đau dạ dày xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?

Đau dạ dày thường xuất hiện ở 3 vị trí gồm đau vùng giữa bụng, đau vùng thượng vị hoặc đau phía trên bên trái của dạ dày.

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị là vị trí thường gặp nhất của các cơn đau dạ dày. Vùng thượng vị nằm ở vùng bụng kéo dài từ rốn đến phía dưới của xương ức. Khi bị đau ở vùng thượng vị người bệnh sẽ đồng thời phải chịu những cơn đau âm ỉ kèm theo là các triệu chứng nóng rát, ợ hơi, đầy bụng. Bên cạnh đó đau vùng thượng vị gây ra cảm giác chán ăn khiến người bệnh bị giảm cân đột ngột. 

triệu chứng đau dạ dày

Đạu dạ dày điển hình là những cơn đâu ở vùng thượng vị

Đau phía bên trên bên trái của dạ dày 

Ban đầu các cơn đau sẽ xuất hiện trước tiên ở vùng thượng vị, sau đó cơn đau sẽ lan rộng sang hai bên và vùng lưng phía sau. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác xót bụng, nóng ruột.

Đau vùng bụng giữa

Giống như đau thượng vị thì đau ở vị trí bụng giữa rất hay gặp phải ở người đau dạ dày. Mới đầu cơn đau sẽ xuất phát ở khu vực quanh rốn của bệnh nhân rồi sau đó lan dần ra vùng bụng phía bên phải.

Tuy nhiên vùng bụng giữa là vị trí tập trung nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì vậy đôi khi đau bụng giữa không phải xuất phát từ tình trạng đau dạ dày mà có thể do các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, viêm tụy. Vì vậy khi xuất hiện cơn đau tại vùng bụng giữa bệnh nhân cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân. 

Triệu chứng của đau dạ dày

Đau dạ dày có biểu hiện lâm sàng khá rõ ràng nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với cơn đau bụng khác. Dưới đây là 6 triệu chứng phổ biến nhất của người đau dạ dày:

  • Đau vùng thượng vị: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày. Triệu chứng này sẽ đi kèm với tình trạng đau quặn hoặc đau âm ỉ, nóng rát, chướng bụng. Cơn đau sẽ xuất hiện vào thời điểm vài giờ sau ăn hoặc khi người bệnh đói. 
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng: Hầu hết các trường hợp đau dạ dày đều xuất hiện các cơn ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng. Tình trạng này lặp đi lặp lại hàng ngày khiến cho cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện tượng này là do chức năng của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn không tiêu hóa được và lên men.  
  • Nôn hoặc buồn nôn: đây là biểu hiện nặng của bệnh đau dạ dày do cơn đau dạ dày cấp, xuất huyết, viêm loét dạ dày. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Nôn nhiều sẽ khiến cho niêm mạc của thực quản bị rách, thậm chí tụt huyết áp, trụy tim rất nguy hiểm. 
  • Chảy máu đường tiêu hóa: khi gặp phải tình trạng này người bệnh sẽ nôn hoặc đi ngoài ra máu đỏ tươi, máu đen. Người bệnh có các biểu hiện choáng váng, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng nếu không xử lý ngay có thể nguy hiểm đến tính mạng. Suy nhược cơ thể, chán ăn
  • Sụt cân đột ngột: Những người đau dạ dày thường bị rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, chán ăn do đó cân nặng sẽ giảm đột ngột. 

triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày thường kèm theo cảm giác nóng rát, chướng bụng rất khó chịu 

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thói quen ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra còn có các nguyên nhân nghiêm trọng hơn xuất phát từ tình trạng bệnh lý như trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày…. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau dạ dày mà người bệnh cần chú ý: 

Do vi khuẩn HP 

Theo nghiên cứu thì hiện nay khoảng hơn 70% bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với HP. Vi khuẩn HP được tìm thấy trong thực phẩm bẩn. Nếu con người vô tình ăn phải chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và tấn công dạ dày và gây ra tình trạng đau dạ dày. 

Chế độ ăn uống không khoa học

Những thói quen xấu trong ăn uống như thời gian ăn thất thường, thức khuya, thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no, ăn nhiều đồ chiên rán, vừa ăn vừa xem phim, đọc sách…là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đau dạ dày. 

Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá khuya.

Yếu tố tâm lý

Tình trạng căng thẳng, stress, thường xuyên phải đối mặt với áp lực cuộc sống, áp lực công việc dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn. Khi cơ thể căng thẳng thì dạ dày sẽ co bóp và tiết dịch nhiều hơn đẩy nhanh quá trình bào mòn niêm mạc gây đau dạ dày. 

Xuất phát từ bệnh lý

Khi người bệnh mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm hoặc ung thư túi mật, tuyến tụy, bệnh lý tuyến giáp, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày. 

Lạm dụng thuốc tây

Các thuốc kháng sinh, kháng viêm liều cao sẽ gây ra tình trạng ức chế hệ vi sinh vật có hại từ đó dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày… 

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và xác định bệnh nhân có bị đau dạ dày hay không thì bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm vào trong cơ thể để quan sát hình ảnh của đường tiêu hóa, dạ dày, thực quản từ đó phát hiện những tổn thương trong dạ dày. 
  • Xét nghiệm qua hơi thở: Trước khi xét nghiệm qua hơi thở bệnh nhân sẽ được uống một viên thuốc có tên là UBIT. Bệnh nhân được hướng dẫn hà hơi vào trong một túi y tế chuyên dụng để phát hiện có vi khuẩn HP hay không. 
  • Xét nghiệm máu: tương tự như xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu cũng được chỉ định để tìm vi khuẩn HP trong cơ thể. 
  • Chụp X quang: Chụp X quang được chỉ định để phát hiện những bất thường trong dạ dày như khối u, xoắn dạ dày, biến dạng hành tá tràng….
  • Siêu âm dạ dày: Siêu âm dạ dày vừa giúp bác sĩ phát hiện những bất thường trong dạ dày, vừa giúp tìm hình ảnh di căn của hạch để tầm soát ung thư dạ dày.
  • Chụp MRI dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể.
  • Chụp CT dạ dày: phương pháp này thường được áp dụng để tìm khối u trong dạ dày và được áp dụng khi không thể áp dụng các phương pháp xét nghiệm khác. 

Cách điều trị bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh khó điều trị dứt điểm và hay tái phát nếu bệnh nhân không duy trì được chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh việc dùng thuốc tây thì sử dụng thực phẩm có tác dụng trị cơn đau dạ dày ổn định hơn.

Sử dụng thuốc tây

Lưu ý với những người bệnh áp dụng trị đau dạ dày bằng thuốc tây thì tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về để sử dụng. Nhóm thuốc tây thường dùng trong dạ dày có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng axit ( Magnesia, Alternagel, Amphojel…), 
  • Thuốc ức chế bơm proton ( rabeprazole (Aciphex), dexlansoprazole (Dexilant)
  •  Thuốc ức chế với thụ thể H2 ( famotidine, ranitidine, nizatidine).

Ưu điểm của thuốc tây là tác dụng nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho người bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để tránh trường hợp bệnh đau dạ dày tái phát thì người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ăn uống đúng giờ, không ăn quá muộn, không để cơ thể quá đói hoặc quá no
  • Ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ chiên, rán, cay nóng
  • Không thức khuya, tránh cơ thể căng thẳng, mệt mỏi

Sử dụng các thực phẩm có lợi cho dạ dày

Trong đông y bệnh nhân bị đau dạ dày nếu dùng đúng cách các loại dược liệu thiên nhiên sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày và hạn chế tình trạng tái phát. Đặc biệt các vị thuốc trong đông y thường lành tính, không gây tác dụng phụ nên rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số bài thuốc giúp trị đau dạ dày hiệu quả:

  • Sử dụng nghệ và mật ong: có thể pha với nước để uống hoặc làm thành dạng viên để dễ uống hơn.
  • Sử dụng nước gừng tươi pha với mật ong và một chút nước cốt chanh uống vào buổi sáng.
  • Uống trà La Mã : bạn có thể hãm trà La Mã với nước sôi, bỏ nước đầu và uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Đau dạ dày cần được điều trị dứt điểm để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng thành viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị thì ý thức của người bệnh có vai trò quyết định đến tình trạng bệnh.

Để được tư vấn các phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả, Quý khách hãy liên hệ ngay tới HYH Medical Plus- CTCP Bệnh Viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo hotline 034.66.88.996. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại tiên tiến bậc nhất sẽ giúp Quý khách điều hiệu quả bệnh đau dạ dày. 

Cập nhật lần cuối: 21.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi