Tình trạng đau mu bàn chân có thể do chấn thương, tác động bên ngoài nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi bị đau mu bàn chân người bệnh không nên xem nhẹ để bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn tới teo cơ, thậm chí liệt tứ chi.
Để không nhầm lẫn vị trí đau mu bàn chân với vị trí khác thì bạn cần phải xác định được chính xác đâu là mu bàn chân.
Bàn chân có cấu trúc chia làm hai phần chính: phần vòm chân và mu bàn chân. Phần vòm chân là lòng bàn chân nằm ở dưới bàn chân. Còn mu bàn chân chính là phần trên của vòm chân bao gồm phần chân từ mắt cá chân tới vị trí các ngón chân.
Mu bàn chân nằm ở mặt trên của bàn chân
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau mu bàn chân. Bên cạnh các yếu tố tác động vật lý bên ngoài thì cũng có các nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể cần chú ý.
Các nhóm bệnh liên quan đến tim mạch như tắc mạch, co mạch, u cuộn mạch, viêm động mạch…thường đi kèm với triệu chứng đau mu bàn chân. Các nhóm bệnh này làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông của mạch máu dẫn đến tình trạng không đưa đủ máu cần thiết tới cơ quan cơ xương khớp. Do đó người bị các bệnh liên quan đến tim mạch sẽ có cảm giác đau nhức xương khớp trong đó có đau ở mu bàn chân.
Các bệnh lý về cơ xương khớp khá đa dạng nhưng có đặc điểm chung là gây ra tình trạng đau xương khớp. Mu bàn chân cũng là vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp của các bệnh lý về cơ xương khớp.
Các bệnh lý cơ xương khớp có thể là nguyên nhân gây đau mu bàn chân
Đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện đồng thời nhiều triệu chứng như sưng phù và đau mu bàn chân, tê nhức ở bàn chân đôi khi mất cảm giác ở chân.
Đau dây thần kinh tọa cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nặng hơn như teo cơ, bại liệt, cứng cột sống…
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý bên trong cơ thể thì những tác động vật lý bên ngoài cũng có thể khiến mu bàn chân bị đau như:
Rất nhiều bệnh nhân bị đau mu bàn chân thường âm thầm chịu đựng vì nghĩ tình trạng sẽ khỏi sau vài ngày. Với những trường hợp bị đau mu bàn chân do chấn thương hoặc tác động vật lý bên ngoài tình trạng sẽ cải thiện sau một thời gian nghỉ ngơi.
Tuy nhiên với những trường hợp đau mu bàn chân do bệnh lý cơ xương khớp, dân thần kinh…tình trạng sẽ kéo dài. Nếu như không được điều trị thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn như teo cơ, liệt.
Chính vì vậy khi bị đau mu bàn chân kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, biến dạng bàn chân, sưng, đỏ…thì người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt. Để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau mu bàn chân bạn có thể đặt lịch khám với chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu tại HYH Medical+ theo số Hotline:0247.109.88.66 .
Đau mu bàn chân do bệnh lý thì cần được thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. Điều quan trọng là phải chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể cải thiện được tình trạng này.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp để giảm đau tại nhà, cải thiện các triệu chứng sưng đau cho chân như:
Ngâm chân nước ấm là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng sưng đau ở mu bàn chân. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm pha thêm chút muối và một vài lát gừng. Sau đó dùng hỗn hợp nước ấm, gừng, muối ngâm chân 30 phút trước khi đi ngủ.
Sau mỗi lần ngâm chân bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức ở mu bàn chân được cải thiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng không trị tận gốc được bệnh.
khi mu bàn chân phải vận động và chịu áp lực của cơ thể sẽ càng khiến tình trạng đau nặng hơn. Vì vậy hãy cố gắng hạn chế vận động cũng như di chuyển để dành thời gian cho đôi chân được nghỉ ngơi và hồi phục.
Bệnh nhân có thể tự xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân, mu bàn chân tại nhà để lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ ở mu bàn chân. Ngoài ra bệnh nhân có thể đăng ký các buổi tập vật lý trị liệu với các chuyên gia để được can thiệp, điều trị đúng cách giúp giảm nhanh triệu chứng đau ở mu bàn chân hơn.
Các phương pháp trên có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng đau mu bàn chân. Nhưng để điều trị tận gốc, dứt điểm thì bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hotline đăng ký khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp với Tiến sĩ, giáo sư cơ xương khớp đầu ngành tại HYH Medical+ 0247.109.88.66 .
Cập nhật lần cuối: 16.08.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội