Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hội Chứng Tăng Ure Máu

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hội Chứng Tăng Ure Máu

Rate this post

Hội chứng tăng ure máu là bệnh nguy hiểm khiến người bệnh có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đột ngột như hôn mê, đột quỵ, co giật… Đặc trưng dễ nhận thấy nhất của tình trạng tăng ure máu là sự suy giảm tiểu cầu và tổn thương nghiêm trọng ở thận như suy thận cấp, suy thận mãn tính.  

Hội chứng tăng ure máu là gì?

Hội chứng tăng ure máu (HUS) còn có tên gọi khác là hội chứng huyết tán tăng ure máu. Đây là hội chứng hiếm gặp xuất hiện phần lớn ở trẻ em nhưng gần đây hội chứng này được phát hiện ngày càng nhiều ở người lớn.

Hội chứng tăng ure máu thường liên quan tới tình trạng phá hủy tiểu cầu dẫn tới nguy cơ thiếu máu trong cơ thể. Đặc trưng cơ bản của hội chứng này là sự thiếu máu, tan máu, giảm tiểu cầu và suy thận tiến triển ở các cấp độ khác nhau. Ngoài ra hội chứng còn gây ra những tổn thương ở hệ thần kinh và liên quan tới các bệnh vi mạch máu. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng ure máu

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng ure máu thường là do các bệnh lý gây ra. Điển hình nhất là các bệnh lý dưới đây: 

  • Nhiễm trùng cấp tính hoặc nhiễm trùng nặng: trong đó 90% các trường hợp nhiễm trùng liên quan tới viêm đại tràng xuất huyết.
  • Suy thận, viêm thận cấp tính và mãn tính, sỏi thận, nang thận
  • Thiểu niệu (ít nước tiểu) hoặc vô niệu (thận không sản sinh ra được nước tiểu) hoặc tắc nghẽn đường niệu.
  • Chảy máu đường tiêu hóa xảy ra ở một hoặc một số bộ phận như dạ dày, thực quản, ruột già, ruột non, ruột kết, hậu môn, trực tràng.
  • Tăng quá trình dị hóa, phá vỡ cấu trúc protein trong cơ thể gây ra do tình trạng sốt, suy dinh dưỡng, bỏng, bệnh lý u tân sinh như ung thư biểu mô tuyến giáp…
  • Thiếu máu đến thận do cơ thể bị sốc, stress quá mức, đau tim…

Trong những nguyên nhân trên thì các bệnh lý liên quan đến thận cần đặc biệt chú ý vì thường gây ra nguy cơ sức khỏe trầm trọng hơn cho người bệnh. 

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tăng ure máu

Tùy vào từng giai đoạn mà biểu hiện của hội chứng tăng ure máu sẽ khác nhau.

  • Ở giai đoạn sớm: biểu hiện sớm điển hình có thể kể đến như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy nặng. Ngoài ra cơ thể bệnh nhân bị suy yếu, thần kinh yếu dễ bị kích thích. Một số bệnh nhân tỏ ra thờ ơ, bàng quang với các tác động ngoại cảnh. 
  • Ở giai đoạn muộn: các biểu hiện muộn thường nặng hơn. Cơ thể gặp phải tình trạng thiểu niệu, thận sản sinh không đủ nước tiểu rồi tiến triển thành vô niệu – không sản sinh được nước tiểu. Da xanh, nhợt nhạt do thiếu máu, giảm tiểu cầu. Các ban xuất huyết thành từng mảng hoặc chấm nhỏ dưới  da. Da và niêm mạc mắt chuyển sang màu vàng do tan máu. Nặng hơn người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, rối loạn ý thức. 

Các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng sẽ cho thấy những biểu hiện rõ ràng hơn của hội chứng tăng ure máu như sau: 

  • Thực hiện xét nghiệm huyết học: sẽ cho thấy lượng tiểu cầu, hồng cầu giảm nhưng số lượng bạch cầu lại tăng. 
  • Thực hiện xét nghiệm đông máu: các chỉ số liên quan tới tỷ lệ prothrombin, aPTT trong giới hạn bình thường.
  • Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu: Chỉ số nồng độ ure máu và creatinin máu tăng bất thường, các hemoglobin tự do tăng.
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu: có thể xuất hiện hồng cầu hoặc trụ hồng cầu trong nước tiểu khi xét nghiệm ở thể ban xuất huyết.
  • Các xét nghiệm khác như xét nghiệm phân thể thường cho ra kết quả có thể dương với  E. Coli sero týp 0157:H7, với xét nghiệm bổ thể cho ra kết quả bình thường. 
  • Thực hiện sinh thiết thận: tùy theo trường hợp mà có biểu hiện khác nhau. Ở trẻ em khi gặp phải hội chứng tăng ure máu thì cơ quan bị tổn thương trước tiên là cầu thận và cơ hội bình phục hoàn toàn ngẫu phát. Ngược lại với người lớn, cơ quan bị tổn thương trước tiên là động mạch sau đó là cầu thận. Biểu hiện lâm sàng thường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp nặng, một tỷ lệ nhỏ bình phục ngẫu phát.

Đối tượng nào dễ mắc hội chứng tăng ure máu

Hội chứng tăng ure máu có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào nhưng đối tượng dễ gặp phải nhất vẫn là trẻ nhỏ. Trước kia hội chứng này ít gặp hơn ở người trưởng thành. Nhưng những năm gần đây tỷ lệ người lớn tuổi bị tăng ure máu đang có chiều hướng gia tăng. 

Phần lớn đối tượng mắc hội chứng tăng ure máu thường có tiếp xúc với E.coli có trong các sản phẩm, thịt, hồ bơi, bể bơi bị ô nhiễm.

Dưới đây là danh sách các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng huyết tán tăng ure máu cao nhất gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
  • Người già trên 65 tuổi
  • Người trưởng thành có hệ thống miễn dịch kém, phụ nữ mang thai hoặc mới sinh, phụ nữ đã và đang sử dụng thuốc tránh thai.  

Phương pháp chẩn đoán hội chứng tăng nồng độ ure trong máu

Phương pháp chẩn đoán hội chứng tăng ure trong máu chủ yếu dựa vào xét nghiệm và lâm sàng như

  • CBC (công thức máu) với tiểu cầu, 
  • Phết máu ngoại vi (tiêu bản máu ngoại vi).
  • Thực hiện xét nghiệm trực tiếp kháng fibrinogen, globulin (Coombs), PTT,  LDH, PT.
  • Áp dụng phương pháp loại trừ các rối loạn liên quan tới giảm tiểu cầu.

Hội chứng này thường hay xuất hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu, giảm tiểu cầu. Nếu trong quá trình khám, xét nghiệm nghi ngờ bệnh nhân có rối loạn thì bác sĩ cần chỉ định xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chức năng thận, LDH huyết thanh, xác định số lượng hồng cầu lưới, gián tiếp và trực tiếp bilirubin huyết thanh. Cuối cùng cần yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm kháng trực tiếp globuli. 

chẩn đoán hội chứng tăng ure máu

Chẩn đoán hội chứng tăng ure máu bằng cách xét nghiệm máu

Các chẩn đoán, kết luận bệnh thường dựa vào những căn cứ như sau:

  • Bệnh nhân bị thiếu máu, tiểu cầu giảm
  • Xuất hiện mảnh vỡ của hồng cầu trên tiêu bản ngoại vi. Điều này cho thấy sự xuất hiện của hiện tượng tan máu vi mạch. 
  • Giảm số lượng hồng cầu đa sắc, tăng số lượng hồng cầu lưới, LDH huyết thanh và bilirubin tăng
  • Kết quả âm tính khi thực hiện xét nghiệm antiglobulin 
  • ADAMTS13 hoạt động ADAMTS13 bình thường

Cách điều trị hiệu quả hội chứng tăng ure máu 

Biến chứng gây ra bởi hội chứng tăng ure máu thường rất nặng ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân bị suy thận cấp. Thậm chí người bệnh còn có thể bị tử vong.

Mục tiêu chính của việc điều trị hội chứng tan máu- tăng ure máu là giúp bệnh nhân phục hồi số lượng tiểu cầu. Khi số lượng tiểu cầu trong máu được phục sẽ giúp điều trị tốt với những tổn thương do thiếu máu và chảy máu gây ra do giảm tiểu cầu. Trẻ em được tiên lượng phục hồi tốt hơn người lớn. Tỷ lệ bình phục hoàn toàn ở người lớn sau điều trị là khoảng 60%.

Các phương pháp được áp dụng điều trị gồm:

  • Truyền hồng cầu và tiểu cầu cho người bệnh: tuy nhiên khi truyền tiểu cầu cần chú ý đến hai biến chứng có thể xảy ra. Biến chứng thứ nhất là suy thận. Biến chứng thứ hai là sự xuất hiện các triệu chứng thần kinh mới hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng thần kinh cũ. 
  • Sử dụng Prednisolon liều cao hàm lượng 2 mg/kg/ngày, dùng đơn độc với những người bị thể nhẹ. Nếu sau 48 giờ cần xét nghiệm lại để đo số lượng tiểu cầu, nếu không tăng cần xem xét chỉ định thay thế huyết tương khác.  
  • Truyền huyết tương hoặc thay thế huyết tương cho người bệnh: đây được coi là phương pháp có hiệu quả nhất hiện nay. So với phương pháp truyền huyết tương đơn độc thì thay hoặc truyền huyết tương đông lạnh hoặc huyết tương tươi có mang lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp này mang lại đồng thời hai lợi ích: cho phép truyền huyết tương nhiều hơn so với lượng huyết tương lấy ra và giúp loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng ngưng kết tiểu cầu. Quá trình thay huyết tương cần thực hiện liên tục hàng trong trong 7 – 8  liên tiếp.
  • Áp dụng lọc máu ngoài thận khi bệnh nhân gặp tình trạng suy thận cấp. 

Tiên lượng khả năng bình phục sau điều trị tan máu – tăng ure

Với những trẻ gặp hội chứng tăng ure sau ỉa chảy khả năng phục hồi hoàn toàn khá cao. Tuy nhiên lâu dài có thể xuất hiện những tổn thương thận mãn tính, suy thận hoặc tăng huyết áp. Khoảng 30% trẻ em gặp tình trạng thiểu niệu trên hai tuần hoặc vô niệu trên 1 tuần sẽ xuất hiện tổn thương kể trên.

Một số trẻ em không khỏi bệnh sau giai đoạn cấp. Một số khác có tiên lượng nghèo khi không có sự tiến bộ sau điều trị hai tuần và bệnh tái phát. 

Tình trạng bệnh tái phát ở người bệnh cũng xảy ra khá phổ biến. Thông thường tái phát bệnh thường diễn ra sau 30 ngày. 

Theo thống kê, một số biến chứng của bệnh tăng ure máu như suy thận cấp hoặc mãn tính có thể trở thành bệnh mãn tính sau điều trị. 

Hội chứng tăng ure máu là hội chứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và khả năng tái phát cao. Do đó người bệnh cần chủ động đi thăm khám sớm ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ để có cơ hội điều trị bình phục hoàn toàn cao hơn.

Phòng khám đa khoa HYH Medical+ với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, máy móc hiện đại giúp bệnh nhân chẩn đoán đúng bệnh, nhanh, kịp thời và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Quý khách có thể gọi số hotline tổng đài 034.66.88.996 hoặc đặt lịch khám tại website của HYH Medical+ để được tư vấn chi tiết hơn.

Cập nhật lần cuối: 21.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi