Nhổ Nước Bọt Có Máu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

2/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng nhổ nước bọt có máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trong thực tế có nhiều người đã gặp phải tình trạng này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan.

Nước bọt có máu là bệnh gì?

Trong nước bọt có máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, cơ quan tiêu hóa hoặc ung thư. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp đây chỉ là một dấu hiệu bình thường khi bạn gặp các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, loét miệng.

nhổ nước bọt có máu 01

Nước bọt có máu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân bệnh lý khi nhổ nước bọt có máu

Để xác định được chính xác nguyên nhân trong nước bọt có máu thì bạn phải đi thăm khám và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng xuất hiện máu trong nước bọt:

Các vấn đề ở hệ tiêu hóa

  • Viêm dạ dày, thực quản, tá tràng
  • Lở, loét miệng
  • Viêm nướu dẫn đến chảy máu chân răng
  • Vừa mới nhổ răng

Các bệnh lý ở đường hô hấp

  • Viêm phổi, viêm phế quản
  • Bị tràn khí ở màng phổi
  • Lao phổi
  • Viêm họng, viêm amidan

Các bệnh lý thuộc nhóm đặc biệt nguy hiểm:

  • Ung thư vòm miệng
  • Ung thư thực quản, dạ dày
  • Ung thư vòm họng
  • Ung thư phổi
  • Suy tim sung huyết dẫn tới phù phổi

Các triệu chứng đi kèm dấu hiệu nước bọt có máu cảnh báo bệnh lý

Nếu như nguyên nhân nước bọt có máu xuất phát từ các bệnh lý thì thường người bệnh sẽ xuất hiện đồng thời thêm các triệu chứng khác.

Một số dấu hiệu đi kèm với tình trạng nước bọt có máu cần lưu ý:

  • Chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Có lẫn máu trong phân
  • Mệt mỏi
  • Da xanh

nhổ nước bọt có máu 02

Nôn ra máu là dấu hiệu đi kèm cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra có một số dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng cần phải được điều trị ngay gồm:

  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Nôn ra máu
  • Đau bụng liên tục, dữ dội
  • Ngất xỉu
  • Nghẹn, khó nuốt
  • Sụt cân
  • Mất ý thức
  • Sốt cao

Nên làm gì khi gặp tình trạng nước bọt có máu

Khi nhận thấy trong nước bọt có máu nhưng tình trạng này chỉ xảy ra một vài lần và không đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào thì bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh khạc nhiều có thể khiến niêm mạc bị tổn thương và chảy máu.

Khi bạn thấy tình trạng nước bọt ở máu kéo dài và xuất hiện đồng thời nhiều triệu chứng đi kèm như sốt, đau bụng, ra máu liên tục, khó thở, nôn ra máu…thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Trong trường hợp này càng trì hoãn thì càng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách phòng ngừa tình trạng nhổ nước bọt có máu

Cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng nhổ nước bọt ra máu là bản thân mỗi người phải có ý thức nâng cao sức khỏe, chủ động tầm soát bệnh định kỳ.

Bên cạnh đó trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Dùng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu gây chảy máu răng
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối nhạt để vệ sinh răng miệng, ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Không dùng tăm để xỉa răng mà thay bằng chỉ nha khoa.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp răng chắc khỏe, cứng cáp, ngăn ngừa các bệnh về nướu.

Hiện tượng nhổ nước bọt có máu nếu đi kèm với các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần được thăm khám và điều trị sớm. Càng điều trị sớm càng hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với sức khỏe.

Để được tư vấn và thăm khám chuyên sâu về các vấn đề về sức khỏe, Quý khách vui lòng gọi điện đến hotline của  HYH Medical+ theo số 0247.109.88.66.

Cập nhật lần cuối: 11.08.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi