Top 7 Loại Thuốc Xịt Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Top 7 Loại Thuốc Xịt Viêm Xoang Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Rate this post

Thuốc xịt viêm xoang có tác dụng nhanh, dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách và đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ

Thuốc xịt viêm xoang là gì

Thuốc xịt viêm xoang là loại thuốc được sử dụng để xịt qua đường mũi. Thuốc có thành phần chủ yếu là steroid có tác dụng giảm các triệu chứng viêm, sưng, chảy nước mũi, nghẹt mũi do xoang cấp. Ngoài ra thuốc cũng có thể sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp trên.

Top 7 loại thuốc xịt mũi viêm xoang tốt nhất

Dưới đây là gợi ý 8 loại thuốc xịt viêm xoang được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để được kê đơn đúng liều lượng.

Thuốc xịt viêm xoang Otrivin 0,05%

thuốc trị viêm xoang otrivin

Thành phần: chủ yếu là hoạt chất Xylometazoline
Tác dụng chính của thuốc:

  • Hạn chế chất nhầy tiết ra quá nhiều
  • Chữa nghẹt mũi, chảy nước mũi giúp người bệnh dễ thở
  • Co các tĩnh mạch tại những vị trí bị xung huyết

Chỉ định: Thuốc được chỉ định điều trị cho người bệnh bị nghẹt mũi do viêm xung huyết cấp tính hoặc mãn tính. Thuốc được kết hợp với phác đồ điều trị bệnh viêm xoang cấp và làm dịu các tổn thương do viêm xoang. Lưu ý không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Liều dùng: 

  • Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Dùng theo liều lượng do bác sĩ chỉ định.
  • Trẻ từ 2 đến 12 tuổi: khi dùng phải có chỉ định của bác sĩ hoặc giám sát của người lớn. Liều lượng khuyến cáo là 1- 2 lần/ngày, mỗi lần xịt 1-2 nhát vào 2 bên mũi. Mỗi liều xịt phải cách nhau tối thiểu 8 – 10 tiếng.

Thuốc xịt Colbi-B

thuốc xịt viêm xoang coldi b

Thành phần chính: hoạt chất Oxymetazolin hydroclorid:
Tác dụng chính của thuốc:

  • Giảm tình trạng xung huyết niêm mạc mũi
  • Cải thiện các triệu chứng viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng

Chỉ định: Dùng cho trẻ em trên 6 tuổi và người trưởng thành
Liều dùng: Xịt vào mũi 2-3 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Tác dụng phụ có thể xảy ra: Khô mũi, khô họng kích ứng niêm mạc, xung huyết. Một số tác dụng phụ hiếm gặp gồm tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.

Thuốc xịt viêm xoang Meseca

thuốc xịt viêm xoang meseca

Thành phần chính: chứa hoạt chất fluticason propionat.
Tác dụng chính của thuốc:

  • Điều trị và phòng ngừa các triệu trứng viêm mũi dị ứng
  • Kiểm soát, giảm các cơn đau, căng trong các hốc xoang.

Liều dùng:

  • Trẻ em từ 4 – 12 tuổi: Dùng một lần/ngày, mỗi bên mũi xịt 1 nhát. Liều tối đa là 2 lần/ngày.
  • Trẻ em > 12 tuổi và người lớn: Ngày dùng 1 lần, tốt nhất vào buổi sáng. Mỗi lần xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng 2 lần/ngày, xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên với những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc thì có thể gặp một số tác dụng phụ như: viêm họng, kích ứng mũi, chảy máu cam, nóng rát ở mũi, chảy nước mũi, đau đầu, buồn nôn, nôn, co thắt phế quản…

Thuốc xịt viêm xoang Avamys

thuốc xịt viêm xoang avamys

Thành phần chính: chứa hoạt chất fluticasone

Tác dụng chính của thuốc: Điều trị và phòng ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, xung huyết mũi, ngứa mũi

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 lần/ngày vào buổi sáng, mỗi bên mũi xịt 1-2 nhát xịt. Tối đa không quá 2 lần/ngày và không quá 4 nhát xịt vào mỗi bên mũi/ngày.
    Trẻ em từ 4 đến 11 tuổi: Dùng 1 lần/ngày, mỗi lần xịt 1 nhát vào mỗi bên mũi.

Tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Tác dụng phụ thường gặp: gồm ho, khô miệng, hắt hơi, ngứa mũi.
  • Tác dụng phụ ít gặp: gồm chảy máu mũi.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: đục thủy tinh thể, rò mũi nhiễm khuẩn, phù mạch.

Thuốc xịt viêm xoang Nam dược

thuốc xịt viêm xoang nam dược

Thành phần: thảo dược ké đầu ngựa, ngũ sắc, tân di

Tác dụng của thuốc: điều trị các triệu chứng của viêm xoang cấp tính và mãn tính như chảy nước mũi, viêm mũi, nghẹt mũi.

Cách sử dụng: Lọ thuốc mới sẽ có lớp màng bảo vệ ở đầu xịt. Vì vậy trước khi sử dụng cần xịt ra ngoài không khí 2-3 nhát để phá lớp màng này. Sau đó áp dụng theo liều lượng sau:

  • Ngày xịt 3 – 4 lần, mỗi lần xịt 1 – 2 nhát vào mỗi bên mũi.

Lưu ý: Khi mới xịt thuốc sẽ tác dụng lên niêm mạc mũi gây cảm giác xót nhẹ. Đây là phản ứng bình thường, bệnh nhân không cần lo lắng.

Thuốc xịt viêm xoang Flixonase

thuốc xịt viêm xoang flixonase

Thành phần chính: hoạt chất Fluticasone propionate

Tác dụng của thuốc:

  • Dự phòng và điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng
  • Làm dịu các cơn đau do bệnh viêm xoang
  • Dự phòng cho người bệnh bị hen phế quản hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn.

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 lần/ngày, vào buổi sáng, xịt mỗi bên mũi 2 nhát. Không dùng quá 4 nhát/bên mũi/ngày.
  • Trẻ em từ 4-11 tuổi: Dùng 1 lần/ngày, mỗi lần xịt 1 nhát cho mỗi bên mũi. Liều dùng tối đa không quá 2 lần/ngày, 2 nhát xịt/bên mũi.
  • Người cao tuổi: Bằng liều dùng với người lớn.

Tác dụng phụ:

  • Phổ biến: khô mũi, họng, kích ứng mũi, chảy máu cam
  • Thường gặp: đau đầu
  • Hiếm gặp: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phát ban, co thắt phế quản, phù mặt và lưỡi.

Thuốc xịt viêm xoang Benita

Thuốc xịt viêm xoang benita

 

Thành phần chính: hoạt chất Bludesonid

Tác dụng của thuốc: Chủ yếu điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Ngoài ra thuốc được sử dụng trong dự phòng tái phát cho những bệnh nhân phẫu thuật cắt polyp mũi.

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em> 6 tuổi: Liều đầu tiên 256mcg/ngày, chia đều mỗi bên mũi 128mcg. Khi bệnh được kiểm soát thì cần giảm liều lượng xuống liều thấp nhất. Thời gian sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng.

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Thường gặp: chảy máu cam, xuất huyết nhẹ đường mũi, kích ứng niêm mạc tại chỗ.
  • Ít gặp: Phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, phù mạch
  • Hiếm gặp: sốc phản vệ, loét niêm mạc, thủng vách ngăn của mũi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt viêm xoang đúng cách

Để thuốc phát huy hiệu quả, thẩm thấu sâu vào trong các hốc xoang bị viêm thì khi sử dụng thuốc xịt viêm xoang bạn cần làm theo hướng dẫn sau:

  • Rửa tay trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn nhiễm bẩn vào thuốc, xâm nhập vào các hốc xoang.
  • Xì mũi nhẹ trước khi xịt thuốc
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại thuốc xịt đang dùng. Nếu hướng dẫn yêu cầu lắc nhẹ thuốc trước khi xịt thì bạn cần làm theo theo.
  • Tư thế khi xịt là nằm xuống giường hoặc ngồi trên ghế, ngửa đầu ra phía sau.
  • Khi xịt thì cần đảm không để tay chạm vào đầu ống xịt. Ngoài ra không nên để ống xịt chạm vào thành mũi.
  • Sau khi xịt xong giữ đầu ở tư thế nghiêng để thuốc thẩm thấu sâu vào bên trong.

Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không được sử dụng thuốc xịt viêm xoang theo đường uống. Tránh để thuốc dính vào mắt, miệng có thể khiến niêm mạc bị bỏng.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc xịt viêm xoang

Hiện nay hầu hết thuốc xịt viêm xoang trên thị trường đều có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc xịt viêm xoang có thể kể đến như:

  • Phản ứng phụ ở dạng nhẹ: kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, chảy nước mũi.
  • Phản ứng phụ ở mức độ nặng: chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, run tay chân, khó ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Phản ứng phụ ở mức độ rất nặng: nổi mề đay, phát ban, sưng mặt, khản giọng, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể tử vong. Tuy nhiên tác dụng phụ này khá hiếm gặp.

Vì vậy khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị. Ngoài ra trước khi bác sĩ kê đơn người bệnh phải khai toàn bộ lịch sử dị ứng của mình. Bác sĩ dựa vào tiền sử dị ứng của bệnh nhân để lựa chọn các loại thuốc xịt trị viêm xoang an toàn nhất.

Các xử lý khi sử dụng thuốc xịt viêm xoang quá liều

Mỗi loại thuốc xịt điều trị viêm xoang đều có quy định rõ ràng về liều lượng theo độ tuổi, tình trạng bệnh. Việc sử dụng quá liều lượng quy định không những không làm cho bệnh thuyên giảm mà còn khiến tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Khi sử dụng quá liều và gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanhh….bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân lưu ý không được tự ý mua thuốc xịt viêm xoang về sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định và kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cần sử dụng đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và không gây ra các phản ứng quá mức.

Để được tư vấn về các phương pháp điều trị viêm xoang Quý khách vui lòng liên hệ tới hệ thống y tế HYH Medical+ theo số hotline 0247.109.88.66.

Cập nhật lần cuối: 13.06.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi