Bạn có thể giảm nồng độ Axit Uric cho cơ thể bằng cách uống trà tự nhiên mà không lo tác dụng phụ. Dưới đây là 8 loại trà giảm Axit Uric đã được nhiều người sử dụng có hiệu quả. Bạn có thể mua trà pha sẵn hoặc tự mình chế biến đơn giản tại nhà.
Bạn chỉ nên uống trà giảm Axit Uric khi cơ thể đang có nồng độ Axit Uric cao hơn so với ngưỡng cho phép. Ở nam giới ngưỡng Axit Uric bình thường 208 – 428 micromol/L. Với nữ giới ngưỡng Axit Uric bình thường sẽ thấp hơn ở mức 154 – 357 micromol/L.
Để biết được chính xác bản thân đang có mức Axit Uric cao vượt ngưỡng hay không thì bạn nên làm xét nghiệm máu để đảm bảo kết quả chính xác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dựa vào một số biểu hiện của cơ thể để dự đoán.
Tăng Axit Uric có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng cụ thể. Thường khi bệnh nhân biểu hiện bệnh ra ngoài thì tức là nồng độ Axit Uric đã khá cao và biểu hiện thành bệnh cần chữa trị sớm.
Với những trường hợp tăng Axit Uric có triệu chứng thì sẽ gặp một số tình trạng như sau:
Khi gặp phải những tình trạng này bạn nên đi khám và làm xét nghiệm ngay để xác định tình trạng bệnh. Để không mất thời gian chờ đợi bạn có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà tại HYH Medical+ – CTCP Bệnh Viện Quốc Tế Hữu Nghị Hà Nội theo số hotline 034.66.88.996. Các chuyên gia y tế sẽ liên hệ tới tận nhà lấy mẫu máu để làm xét nghiệm. Đồng thời bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc dùng thuốc tây thì việc kết hợp với những loại trà tự nhiên cũng có tác dụng rất tốt với những người có nồng độ Acid cao.Dưới đây là 8 loại trà các tác dụng bồi bổ cơ thể, đào thải Acid Uric dư thừa hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Mỗi ngày một tách trà gừng không chỉ có tác dụng làm giảm các các đau của bệnh Gout mà còn hỗ trợ giảm nồng độ của Acid Uric trong máu.
Các nghiên cứu đã ra rằng sau một thời gian uống trà gừng thì những người bị đau xương khớp giảm đáng kể triệu chứng. Bên cạnh đó kết quả xét nghiệm chỉ số Acid Uric cũng giảm đáng kể so với thời điểm trước khi uống trà gừng.
Bạn có thể mua trà gừng đóng gói sẵn hoặc đơn giản là tự làm bằng cách giã gừng tươi pha với nước và mật ong. Bạn lưu ý nên uống trà gừng hàng ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
Trà đen hay còn có tên là Hồng Trà. Trà được làm từ lá cây Camellia sinensis – một loại cây bụi sống ở Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc hoặc một số nước Đông Nam Á.
Trong trà đen có chứa chất giúp kích thích quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột thanh lọc cơ thể. Ngoài ra uống trà đen còn giúp làm loãng nồng độ Acid Uric trong máu, lợi tiểu giúp đẩy nhanh quá trình đào thải Acid Uric ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên trong trà đen có chứa một lượng Cafein nên bạn chỉ nên uống và buổi sáng và buổi trưa. Mặc dù trà đen rất an toàn nhưng khi uống quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như bồn chồn, lo lắng, khó ngủ…
Trong cần tây chứa chứa một lượng lớn chất kiềm giúp trung hòa Acid Uric trong máu. Nhờ vậy mà khi uống trà cần tây nồng độ Acid Uric sẽ giảm nhanh.
Những người bị bệnh Gout với nồng độ Acid Uric cao thường được khuyên uống nước ép cần tây hoặc trà cần tây hàng ngày.
Bạn có thể tự làm trà cần tây tại nhà và uống ít nhất 3 lần một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cách làm trà cần tây tại nhà rất đơn giản bạn:
Bạn áng chừng nước sao cho vừa đủ 3 cốc cần tây trong đó uống một một cốc khi đang đói và 2 cách còn lại chia đều uống cả ngày.
Một trong những công dụng tuyệt vời của trà lá sen đó là tính lợi tiểu tăng cường khả năng bài tiết của thận. Nhờ đặc tính này mà Acid Uric được đào thải nhanh hơn qua đường nước tiểu từ đó giảm nồng độ trong máu.
Với trà lá sen bạn có thể phơi khô lá hãm lấy nước uống hoặc đun lá sen tươi uống đều được. Tuy nhiên những người có thể trạng gầy yếu hoặc đang bị suy nhược cơ thể thì không nên uống trà lá sen. Người bị bệnh Gout đang điều trị bằng thuốc tây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống trà lá sen.
Râu ngô có vị ngọt mát giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, lợi tiểu. Vì vậy trong y học cổ truyền những người bị bệnh Gout hoặc có nồng độ Acid Uric cao uống trà râu ngô sẽ giúp giảm đau xương khớp và đẩy nhanh quá trình đào thải Acid Uric ra ngoài cơ thể.
Râu ngô lành tính nên có thể dùng làm nước uống hàng ngày. Bạn lấy râu ngô tươi rửa sạch đun nước uống hoặc phơi khô râu ngô hãm uống như trà đều được.
Trà hoa cúc và trà táo mèo rất thích hợp với những người đang gặp tình trạng kém ăn và có nồng độ Acid Uric cao. Trong khi hoa cúc giúp cơ thể thanh lọc thì táo mèo lại có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp cho người bệnh cảm thấy thèm ăn hơn. Tuy nhiên bạn lưu ý thèm ăn nhưng cũng không nên ăn những loại thực phẩm có chứa purin tăng sinh Acid Uric.
Bồ công anh hay còn được gọi là rau bồ cú, rau lưỡi cày là một vị thuốc quý trong đông y. Nước bồ công anh mát, có vị ngọt nhẹ giúp lợi tiểu. Uống nước bồ công anh thường xuyên sẽ giúp cơ thể thải Acid Uric dư thừa từ đó cân bằng nồng độ Acid Uric về ngưỡng bình thường.
Trong bồ công anh có hai thành phần là hoạt chất amino axit kynurenic, (inulin) và sesquiterpene lactones có tác dụng giảm đau nhức và kháng viêm với những người bị đau nhức xương khớp do Gout.
Cây tầm ma từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc tự nhiên trong việc phòng và điều trị bệnh Gout cũng như giảm nồng độ của Acid Uric trong máu.
Không chỉ lá cây tầm ma mà cả rễ của cây tầm ma đều có thể sử dụng để làm nước hoặc trà để uống. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trà tầm ma lợi tiểu sẽ kích thích cơ thể đi tiểu liên tục. Cơ thể sẽ mất một lượng nước đáng kể vì vậy khi uống trà tầm ma bạn cần chú ý bổ sung thêm nước để tránh bị mất nước.
Mặc dù các loại trà giảm Axit Uric đều rất lành tính. Tuy nhiên việc uống trà cần cần đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị:
Trà giảm Axit Uric nếu biết dùng đúng cách sẽ mang lại những hiệu quả thực sự khả quan trong điều trị tình trạng tăng Axit Uric. Bạn có thể kết hợp đổi qua lại giữa các loại trà để thay đổi khẩu vị và tận dụng được lợi thế của từng loại trà.
Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về tăng Axit Uric máu hoặc phác đồ điều trị với các bệnh liên quan đến tăng Axit Uric máu có thể liên hệ hotline 034.66.88.996 để được hỗ trợ.
Cập nhật lần cuối: 18.05.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội