Mẹ Bầu Uống Thuốc Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Mẹ Bầu Uống Thuốc Dạ Dày Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Rate this post

Nếu lỡ tự ý uống thuốc đau dạ dày trong thời gian mang thai thì bạn cần đi khám ngay. Bởi vì uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo hướng bất lợi như gây dị tật bẩm sinh, tác động tới sự hoàn thiện chức năng trong cơ thể thai nhi.

Đau dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai

Những cơn đau dạ dày ở người bình thường đã mang tới cảm giác khó chịu nhưng với mẹ bầu thì cảm giác này còn khó chịu hơn nhiều lần. Cơn đau dai dẳng ở vùng thượng vị kèm theo biểu hiện ợ chua, đầy hơi, chướng bụng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và sinh hoạt hàng ngày ở mẹ bầu:

  • Ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu được nên lúc nào cũng có cảm giác buồn nôn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
  • Trong người lúc nào cũng khó chịu nên cơ thể thường xuyên ở trạng thái mệt mỏi, cáu bẳn, ngủ không ngon giấc.
  • Triệu chứng đau dạ dày kết hợp với sự thay đổi hormone khi mang thai khiến mẹ bầu bị căng thẳng, buồn bực, kém tập trung.

Có thể thấy đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và nghiêm trọng hơn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy mẹ bầu không được chủ quan. Mẹ bầu nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ ngay khi xuất hiện biểu hiện đầu tiên của đau dạ dày.

Thuốc đau dạ dày ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Tùy vào tuổi của thai nhi trong bụng mẹ mà uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo cách khác nhau.

  • Thai nhi từ 0- 3 tháng tuổi: đây là giai đoạn thai nhi hình thành bộ phận trong cơ thể. Nếu sử dụng thuốc đau dạ dày trong giai đoạn này có thể gây ra dị tật không mong muốn.
  • Thai nhi từ tháng thứ 4 – tháng thứ 6: Giai đoạn này thai nhi dần ổn định hơn nhưng một số cơ quan như hệ thần kinh, bộ phận sinh dục vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Việc uống thuốc không đúng loại và đúng cách có thể ảnh hưởng tới những cơ quan này. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc đau dạ dày mẹ bầu cần hỏi tư vấn của bác sĩ trước.
  • Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ: ở giai đoạn này dù thai nhi đã hoàn thiện hơn nhưng các cơ quan trong cơ thể chưa làm tốt chức năng của mình. Bên cạnh đó đây là giai đoạn gần sinh nên việc dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu nên cẩn trọng để tránh bị sinh non.

mẹ bầu uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi

Thuốc đau dạ dày ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi

Có nên uống thuốc đau dạ dày khi đang mang thai không?

Trong thời kỳ mang thai khi quyết định uống bất kỳ loại thuốc nào đều phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngay cả với thuốc đau dạ dày có thể sẽ có những thành phần không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu không được tự ý uống thuốc chữa đau dạ dày khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Làm gì khi lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai

Trường hợp lỡ uống thuốc trị đau dạ dày khi mang thai thì việc đầu tiên cần làm là ngưng sử dụng thuốc. Tiếp đó mẹ bầu hãy mang theo những loại thuốc đã uống đến gặp bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ xem thành phần thuốc, thời gian mẹ đã uống để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới thai nhi.

Trong trường hợp nghi ngờ thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm để phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như siêu âm độ mờ da gáy, double test…

Cách trị đau dạ dày an toàn cho mẹ bầu

Với mẹ bầu bị đau dạ dày thì trước hết cần ưu tiên sử dụng phương pháp lành tính. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc thì cần sử dụng những loại thuốc nhẹ, có thành phần không làm ảnh hưởng tới thai nhi hay sức khỏe của mẹ.

Một số phương pháp an toàn có thể áp dụng chữa đau dạ dày trong thời gian mang thai như:

Nghỉ ngơi hợp lý

  • Áp dụng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng trong khi mang thai sẽ giúp hạn chế được cơn đau dạ dày khi mang thai. Nghỉ ngơi cũng là cách giúp cho dạ dày không phải hoạt động nhiều, có thời gian tiêu hóa thức ăn tránh tình trạng trào ngược dạ dày.

Lưu ý là mẹ cần ngủ đủ giấc, khi nằm ngủ hãy kê cao đầu để hạn chế tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Với phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai thì cần áp dụng tốt những nguyên tắc ăn uống dưới đây:

  • Không ăn qua no, không để bụng quá đói
  • Chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần chỉ ăn một lượng vừa phải

Nhai kỹ, nuốt chậm

  • Ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột, sữa, trứng
  • Tránh những thức ăn thuộc họ cam quýt, chất béo, chocolate, thực phẩm sống, lạnh…

Áp dụng tốt những nguyên tắc này sẽ giúp dạ dày hạn chế tiết acid, bảo vệ niêm mạc của dạ dày tốt hơn.

Vận động đúng cách

Mẹ bầu chỉ nên vận động nhẹ sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng. Việc vận động ngay sau bữa ăn sẽ khiến cho máu lưu thông đến dạ dày ít hơn, ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày dẫn đến tình trạng đầy bụng. 

Sử dụng một số nhóm thuốc chữa dạ dày lành tính

Việc sử dụng thuốc chỉ nên áp dụng khi tình trạng đau dạ dày quá trầm trọng. Tuy vậy dù thuốc được gọi là lành tính thì trước khi uống vẫn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc thảo dược hoặc nhóm thuốc chống acid, ngăn không cho dạ dày tăng tiết acid (aluminium) có thể giúp giảm cơn đau dạ dày mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp nhất với tuần tuổi của thai nhi.

Như vậy có thể thấy việc uống thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi theo hướng không tốt. Vì vậy mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Để được tư vấn phương pháp chữa đau dạ dày an toàn, lành tính với cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ tại HYH Medical+ – CTCP Bệnh Viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 034.66.88.996.

Cập nhật lần cuối: 21.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi