Ure Máu Thấp Và Những Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe

Ure Máu Thấp Và Những Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe

1.3/5 - (3 bình chọn)

Ure máu thấp thường do nguyên nhân từ chế độ ăn uống ít protein. Tuy nhiên đôi khi chỉ số ure máu thấp lại là do nguyên nhân bệnh lý như viêm gan, xơ gan hoặc suy gan cấp hoặc mãn tính. Trong tình huống này người bệnh cần gặp bác sĩ để được chỉ định làm thêm xét nghiệm và có phác đồ điều trị kịp thời. 

Chỉ số ure trong máu bao nhiêu là thấp?

Ure được sản xuất từ gan và là sản phẩm thải của quá trình phân hủy protein trong cơ thể. Protein ở đây có thể bao gồm protein là sản phẩm thực phẩm và protein có sẵn trong các mô. 

Với chế độ ăn thông thường ở người khỏe mạnh sẽ thải ra khoảng 12g ure mỗi ngày. Phần lớn ure được thải qua thận. Một lượng nhỏ ure bị mất qua ruột, da và phổi. Ngoài ra trong quá trình bạn tập thể dục thì một lượng nhỏ ure khác được thải qua mồ hôi.

Thông thường khi đo lường nồng độ Ure trong máu thì chỉ số ure rơi vào khoảng 2,5-7,5 mmol/l. Nồng độ ure cao vượt quá 7,5mmol/l thường là dấu hiệu của của căn bệnh suy thận. Chỉ số ure thấp thường hiếm gặp hơn so với chỉ số ure cao. Thường chỉ số ure thấp là do chế độ ăn nghèo protein nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của tình trạng gan bị tổn thương.

Nguyên nhân khiến ure trong máu thấp

Có một số nguyên nhân dẫn đến chỉ số ure máu thấp. Tuy nhiên bạn lưu ý nếu chỉ dựa vào chỉ số ure thấp thì chưa đủ dữ liệu để chẩn đoán bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Vì vậy ngay cả khi kết quả xét nghiệm đưa ra các chỉ số ure thấp hơn 2,5 mmol/l thì cũng không nên quá hoang mang. Hãy bình tĩnh và tìm lời khuyên từ bác sĩ để được tư vấn làm thêm các xét nghiệm khác, đảm bảo chẩn đoán đúng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.  

Dưới đây là một số nguyên nhân thường liên quan đến chỉ số ure máu thấp:

  • Chế độ ăn hàng ngày có quá ít protein dẫn đến cơ thể sản xuất đủ lượng ure cần thiết.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng, đói kéo dài cũng sẽ khiến lượng ure giảm 
  • Chức năng gan bị suy giảm hoặc tổn thương nên không thể thải ra đủ lượng ure như bình thường.
  • Cơ thể bị thiếu hụt enzym trong chu trình sản xuất ure.
  • Bị mất nước hoặc uống quá nhiều nước khiến cơ thể thừa nước dẫn tới ure giảm.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng thường có các chỉ số ure thấp do tăng thể tích huyết tương.
  • Uống thuốc steroid đồng hóa làm giảm sự phân hủy của protein.
  • Tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc suy gan cấp tính hoặc mãn tình làm ảnh hưởng tới quá trình phân hủy protein dẫn tới giảm nồng độ ure máu. 

Thông thường thì phụ nữ và trẻ em sẽ có định lượng ure thấp hơn nam giới. Điều này không phải là bệnh mà là do sự khác nhau về cách cơ thể phân hủy protein tạo ra ure mà thôi.

Phụ nữ mang thai có chỉ số ure máu thấp

Phụ nữ mang thai thường có chỉ số ure máu thấp

Ure máu thấp ảnh hưởng gì tới sức khỏe

Nói chung so với ure máu cao thì tình trạng ure máu thấp ít phổ biến hơn và ít gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe hơn.

Trong nhiều trường hợp tình trạng thiếu ure máu chỉ là dấu hiệu của chế độ ăn ít protein hoặc là kết quả của quá trình ăn kiêng. Thường thì khi rơi phải trường hợp này sức khỏe không quá bị ảnh hưởng. Nhưng cũng không phải vì vậy mà người bệnh được phép chủ quan. Bởi vì nhiều trường hợp ure trong máu thấp lại liên quan tới những tổn thương ở gan. Tuy nhiên để kết luận chính xác có phải tổn thương gan hay không bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ.

Để được tư vấn chuyên sâu và tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng ure máu thấp, quý khách hãy liên hệ ngay với HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 034.66.88.996. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại HYH Medical+ sẽ giúp Quý khách tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cập nhật lần cuối: 21.05.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi