Viêm Amidan Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Ngừa Viêm Amidan

Viêm Amidan Có Lây Không? Biện Pháp Phòng Ngừa Viêm Amidan

Rate this post

Viêm amidan có tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh khá cao vào thời tiết giao mùa. Vì vậy nhiều người thường thắc mắc liệu viêm amidan có lây không? Có cách nào phòng tránh được viêm amidan không?

Để trả lời cho câu hỏi trên trước tiên chúng ta cần hiểu rõ cơ chế gây viêm ở amidan từ đó sẽ có cách phòng tránh hiệu quả hơn.

Lý giải nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là bộ phận tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Amidan tạo ra lớp hàng rào bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào hệ hô hấp.

Khi chúng ta hít thở không khí sẽ đi qua amidan trước khi đi tiếp vào phổi. Nhờ đó các vi khuẩn, virus sẽ được giữ lại trên bề mặt của amidan. Tiếp đó amidan sẽ nhận diện vi khuẩn và tiết ra kháng thể phù hợp để tiêu diệt chúng.

Cơ chế gây viêm amidan chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi có quá nhiều các tác nhân gây bệnh cùng xâm nhập ồ ạt vào cơ thể qua đường hô hấp, các tế bào bạch cầu phải hoạt động mạnh hơn để sản sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng sưng, đỏ, đau tại amidan.

Nguyên nhân dẫn tới sự xâm nhập của tác nhân gây viêm amidan có thể là do:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động mạnh trong khoang miệng lan sang các vùng amidan.
  • Người bệnh mắc một số các bệnh về đường hô hấp trước đó như cảm cúm, viêm họng, nhiễm liên cầu…
  • Suy giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công gây viêm amidan.
  • Các yếu tố liên quan tới ô nhiễm môi trường sống, thay đổi thời tiết làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, virus khiến amidan dễ viêm hơn.

Viêm amidan có lây không?

Khác với các bệnh lý về đường hô hấp khác, viêm amidan không có tính lây lan. Ngay cả những người sống trong cùng một gia đình, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm amidan cũng sẽ không bị lây bệnh.

viêm amidan có lây không 01

Viêm amidan không có tính lây nhiễm 

Mặc dù viêm amidan không lây nhưng tác nhân gây bệnh viêm amidan có thể lây lan. Tác nhân gây bệnh viêm amidan ở đây là các loại vi khuẩn, virus. Tác nhân này có thể lây từ người này qua người khác.

Ví dụ vi khuẩn có thể lây từ người yếu sang người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy, nước bọt hoặc các giọt bắn khi ho. Virus cúm có khả năng bám nhiều giờ tại các bề mặt như tay nắm cửa, bàn phím máy tính, bề mặt điện thoại… Người khỏe mạnh có nguy cơ bị nhiễm virus cúm nếu tiếp xúc với những bề mặt này.

Tuy vậy viêm amidan lại có tính di truyền khá cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng gen trội là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bị tái phát viêm amidan nhiều lần. Khoảng 60% các ca bệnh viêm amidan là do yếu tố di truyền. 40% số ca mắc còn lại liên quan tới các tác nhân từ môi trường bên ngoài.

Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan

Một người bị viêm amidan sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đau, ngứa và rát cổ họng
  • Amidan bị sưng to, đỏ và có các mảng trắng hoặc vàng bám trên bề mặt
  • Sốt cao, ớn lạnh liên tục.
  • Cảm giác đau khi nuốt
  • Ho
  • Xuất hiện hạch to ở cổ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Hơi thở có mùi hôi

Ban đầu các triệu chứng trên sẽ nhẹ nhưng sẽ trở nên trầm trọng hơn sau 2-3 ngày. Tình trạng viêm amidan thường diễn ra trong vòng 7-10 ngày.

dấu hiệu viêm amidan

Ho là một trong những triệu chứng điển hình của viêm amidan

Cách phòng ngừa viêm amidan

Với người khỏe mạnh để phòng ngừa viêm amidan thì cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài, trước khi ăn, trước khi chạm vào mặt, mũi, miệng.
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt dụng cụ ăn uống với người khác, đặc biệt nếu như họ đang bị ốm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên, súc miệng nước muối 3 lần/ngày.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe cho cơ thể
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, không để vi khuẩn virus có cơ hội lây lan, phát triển.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Viêm amidan có lây không?”. Hy vọng sau những thông tin này bạn có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình. Hãy cố gắng giữa gìn sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm amidan để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Liên hệ tới Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội qua hotline 0247.109.88.66  để được tư vấn, thăm khám và điều trị viêm amidan.

Cập nhật lần cuối: 15.06.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi