Viêm Amidan: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Viêm Amidan: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Rate this post

Viêm amidan mặc dù lành tính nhưng bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra viêm amidan có thể gây sốt cao và tạo ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Amidan nằm vị trí nào trong cơ thể?

Amidan là tập hợp các tế bào lympho nằm ngay bên dưới niêm mạc hầu, tạo một vòng kín bao quanh hầu. Amidan tạo ra hàng rào bảo vệ, không cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.

Amidan cấu tạo gồm có 6 khối gồm:

  • Amidan vòm: nằm ở vị trí nóc và thành phía sau của vọng họng
  • Amidan vòi: nằm ở vị trí gần lỗ vòi tai
  • Amidan khẩu cái: nằm ở phía bên phải và bên trái của thành họng và hố của amidan.
  • Amidan lưỡi: nằm ở ngay vị trí đáy lưỡi.

vị trí của amidan

Hoạt động miễn dịch của amidan mạnh nhất là trong giai đoạn từ 4-10 tuổi. Sau độ tuổi này khả năng miễn dịch của amidan sẽ giảm dần.

Viêm amidan là gì?

Do vị trí của amidan nằm tại vùng họng miệng nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi vi khuẩn tấn công quá mạnh và vượt qua hàng rào miễn dịch amidan sẽ bị viêm, nhiễm trùng gây sưng, đỏ.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm amidan. Tuy nhiên đối tượng dễ bị viêm nhất là trẻ nhỏ từ 4-15 tuổi.

Phân loại tình trạng viêm amidan

Viêm amidan được phân chia làm 2 loại chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.

  • Viêm amidan cấp tính: là tình trạng amidan bị viêm, sưng đột ngột. Họng của người bệnh sẽ có màu đỏ do bị xung huyết và kèm theo đó là các đốm màu trắng hoặc màu vàng. Ngoài ra người bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng sốt, đau đầu, nổi hạch.
  • Viêm amidan mãn tính: Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm, tái đi tái lại nhiều lần. Viêm amidan mãn tính có các dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính nhưng có thêm một số triệu chứng sau: hơi thở hôi, sốt về chiều và đêm, khó thở, ngáy khi ngủ….

Dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan thường có các biểu hiện đặc trưng dưới đây:

  • Đau, nóng, rát tại cổ họng.
  • Hơi thở có mùi do các dịch mủ tiết ra
  • Đau nhói, buốt khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt
  • Hốc miệng, vòm họng trong xuất hiện các đốm mủ màu trắng hoặc vàng.
  • Sốt cao đột ngột từ 38,5 – 39 độ, cơ thể ớn lạnh, đau nhức xương cốt bên trong mỗi khi sốt cao.
  • Người luôn mệt mỏi, ăn uống kém, xanh xao, sụt cân nhanh.
  • Đau đầu, nặng đầu, cơn đau kéo dài liên tục khiến người bệnh rất khó chịu.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm, đại tiện khó khăn do bị táo bón
  • Xuất hiện hạch tại hai bên cổ, có thể sờ thấy bằng tay, ấn vào thấy sưng và đau
  • Khi bị viêm amidan nặng sẽ ảnh hưởng tới dây thanh quản, người bệnh bị khản tiếng, thay đổi giọng nói.

triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan sẽ khiến họng bị sưng kèm đốm trắng hoặc vàng

Nguyên nhân gây viêm amidan

Nguyên nhân chính gây viêm amidan chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn và virus gây bệnh:

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phổ biến khiến amidan bị viêm gồm xoắn khuẩn, vi khuẩn tụ cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A,
  • Virus: Các loại virus gây bệnh sởi, ho gà hay cúm, virus herpes simplex đều có thể là nguyên nhân gây viêm amidan.

Bên cạnh các yếu tố nguyên nhân thì có các yếu tố môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut tấn công amidan mạnh hơn như:

  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết như chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột cũng khiến những bệnh nhân có sức đề kháng kém rất dễ bị viêm amidan.
  • Môi trường ô nhiễm: khói bụi từ các tòa nhà, nhà máy, xe cộ, bụi mịn khiến trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp, amidan nhất.
  • Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo: khi môi trường sống trực tiếp tại nhà, phòng ngủ không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi dễ tấn công vào khoang miệng, gây tổn thương amidan.
  • Không giữ gìn vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng sạch sẽ là tiền đề giữ cho môi trường trong miệng, vòm họng được sạch sẽ. Tuy nhiên ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ thường lơ là việc vệ sinh răng miệng, ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ hoặc uống sữa đêm không chỉ khiến răng bị sâu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công các amidan, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Tình trạng viêm nhiễm tại miệng và họng không được điều trị dứt điểm: Khi người bệnh bị viêm nhiễm tại miệng hoặc vòm họng nhưng không điều trị dứt điểm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trở lại. Lúc này khả năng miễn dịch của amidan đã bị yếu đi dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Phương pháp điều trị viêm amidan

Các phương pháp điều trị viêm amidan chủ yếu tập trung tiêu diệt vi khuẩn và điều trị triệu chứng. Vì vậy các bác sĩ thường kê đơn thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ. Những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được chỉ định phẫu thuật, cắt bỏ amidan để trị dứt điểm, tránh bệnh phát triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Điều trị bằng thuốc: Viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn vì vậy bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được kê thêm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý một đợt kháng sinh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị này ngay cả khi các triệu chứng đã được đẩy lùi. Nếu dừng uống thuốc giữa chừng bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng kháng thuốc, vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết sẽ lây lan trở lại.
  • Điều trị tại chỗ: Những bệnh nhân bị viêm amidan nên xúc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày. Nước muối không chỉ giúp diệt khuẩn mà còn làm giảm cảm giác khó chịu, sưng đau ở họng.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt amidan là phương pháp dùng thủ thuật y khoa để cắt bỏ vùng amidan bị viêm nhiễm. Phương pháp này chỉ được chỉ định sau khi bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp nội khoa nhưng không mang lại kết quả.

điều trị viêm amidan

Viêm amidan được ưu tiên điều trị bằng thuốc 

Khi nào bệnh nhân được chỉ định cắt amidan?

Cắt amidan có thể gây ra biến chứng tử vong, nhiễm trùng. Do đó rất ít khi bệnh nhân được chỉ định cắt amidan.

Chỉ định cắt amidan chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm amidan cấp từ 5 – 6 lần/năm. Bệnh trở nặng gây viêm nhiễm các bộ phận khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm cơ tim…
  • Kích thước amidan quá lớn, cản trở đường thở, đường ăn uống, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Các trường hợp amidan nghi ngờ ác tính
  • Các trường hợp viêm amidan đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhiều lần nhưng bệnh vẫn tái phát nặng hơn.

Các biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm amidan

Viêm amidan mặc dù không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng có thể gặp phải khi viêm amidan chuyển biến nặng:

  • Viêm áp xe amidan: viêm amidan cấp không được điều trị dứt điểm sẽ tái lại nhiều lần và gây ra biến chứng áp xe amidan. Bệnh nhân sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng như khó thở, nuốt đau, họng sưng to, sốt cao, đau đầu…
  • Biến chứng ở các bộ phận có vị trí kế cận amidan: Viêm amidan có thể dẫn tới viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm hạch dưới, áp xe thành họng…
  • Biến chứng toàn thân: đây là biến chứng mà những bệnh nhân bị viêm amidan nặng có thể gặp phải. Khi không được điều trị kịp thời viêm amidan sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan khác trong cơ thể như viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết….Ở trẻ nhỏ thậm chí còn gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.

Cách phòng bệnh viêm amidan

Những người chưa bị mắc amidan hoặc người đã mắc amidan đã điều trị khỏi đều cần áp dụng các phương pháp phòng bệnh để tránh bị tái phát.

Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh hiệu quả:

  • Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày để giữ vệ sinh răng, miệng, họng, vòm họng.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin như cam, táo , ổi, đu đủ …để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, rửa tay trước mỗi bữa ăn.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.

Viêm amidan rất dễ tái phát và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này. Ngay cả khi bệnh đã được điều trị thì người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho mình.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, Quý khách có thể gọi điện đến hotline 0247.109.88.66. hoặc đăng ký qua app HYH Medical Plus.
Tải app HYH Medical Plus tại đây để đặt lịch khám và chọn bác sĩ khám theo nhu cầu.

Cập nhật lần cuối: 14.06.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi