Viêm Dạ Dày Có Gây Khó Thở Không? Điều Trị Bằng Cách Nào?

Viêm Dạ Dày Có Gây Khó Thở Không? Điều Trị Bằng Cách Nào?

Rate this post

Nhiều bệnh nhân cảm thấy hoang mang vì không rõ “Viêm dạ dày có gây khó thở không” hay do một bệnh lý khác? 

Trên thực tế thì viêm dạ dày cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng xuất hiện triệu chứng khó thở. Người bệnh mắc viêm dạ dày mãn tính hoặc bệnh chuyển biến nặng khả năng xuất hiện tình trạng khó thở sẽ cao hơn.

Viêm dạ dày có gây khó thở không?

Thông thường những người bị viêm dạ dày sẽ gặp phải các triệu chứng như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Ở một số bệnh nhân bị viêm dạ dày sẽ gặp thêm tình trạng khó thở, tức ngực, mệt mỏi. Dù khó thở không phải là biểu hiện điển hình của viêm dạ dày nhưng trên thực tế nhiều bệnh nhân mắc viêm dạ dày nặng hoặc lâu năm đã gặp phải tình trạng này.

Viêm dạ dày có gây khó thở không

Một số bệnh nhân bị viêm dạ dày gặp phải tình trạng khó thở khi bệnh chuyển biến nặng

Nguyên nhân gây khó thở khi bị viêm dạ dày?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó thở ở người bệnh viêm dạ dày thường liên quan tới ba vấn đề là tình trạng mất máu, lượng axit tiết ra và tình trạng ùn ứ thức ăn trong dạ dày.

  • Một số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu chất khiến số lượng tế bào hồng cầu giảm gây ra tình trạng thiếu máu. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh sẽ bị mệt mỏi, khó thở.
  • Viêm dạ dày lâu ngày sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khả năng trung hòa axit của dạ dày kém đi. Lượng axit tiết ra nhiều tác động tới hệ thống các tế bào thần kinh tại thực quản gây ra các cơn co rút tại lồng ngực khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực, khó thở.
  • Viêm dạ dày khiến khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày kém đi, đặc biệt ở những bệnh nhân bị viêm loét nặng. Lúc này thức ăn không tiêu hóa được sẽ ùn ứ, thậm chí đẩy lên vòm họng gây chèn ép đường thở của người bệnh. Ngoài ra lượng thức ăn không tiêu hóa được sẽ lên men, tạo ra nhiều khí khiến áp lực khí tại khí quản tăng lên đột ngột gây khó thở.

Thường những người bệnh bị viêm dạ dày kèm theo tình trạng khó thở là bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn. Lúc này người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Tình trạng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày có nguy hiểm không?

Khi bệnh nhân viêm dạ dày gặp tình trạng khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn. Người bệnh cần được thăm khám, điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, tắc ruột, hẹp thực quản, ung thư dạ dày…

Người bệnh cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa tình trạng khó thở gây ra bởi viêm dạ dày và các bệnh khác về đường hô hấp. Khi đi khám bác sĩ ngoài tình trạng khó thở cần kê khai cả tình trạng viêm dạ dày để được xét nghiệm, chẩn đoán tìm ra căn nguyên của bệnh và có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị tình trạng viêm dạ dày khó thở

Để điều trị tình trạng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày thì trước hết cần trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng. Những trường hợp bệnh ở thời kỳ nặng, nguy hiểm thì bệnh nhân có thể được chỉ định mổ, phẫu thuật dạ dày, thực quản.

Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày:

Sử dụng thuốc điều trị

Bệnh nhân bị viêm dạ dày sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Loại thuốc kê đơn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng hiện tại của người bệnh.

Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm dạ dày, cải thiện tình trạng khó thở của bệnh nhân:

  • Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày có sự xuất hiện của vi khuẩn HP.
  • Thuốc hạn chế tình trạng tiết axit của dạ dày: Thuốc hạn chế tình trạng tiết axit của dạ dày thường được sử dụng như famotidin, ranitidin, cimetidn, omeprazol, esomeprazol…Nhóm thuốc này sẽ ức chế sự sản sinh axit của dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày: nhóm thuốc này thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ nóng…
  • Thuốc bao phủ vết loét dạ dày: thuốc có tác dụng bao phủ vết loét dạ dày được sử dụng phổ biến là thuốc Sucralfat. Nhóm thuốc này chứa các thành phần có khả năng liên kết với protein (+) trong dạ dày tạo thành lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc của dạ dày.

Các thuốc trị viêm dạ dày này có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn… Nếu như trong quá trình sử dụng các tác phụ này trở nên trầm trọng, quá sức chịu đựng của người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, chảy máu đường tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Tùy điều kiện và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật mổ mở hoặc mổ nội soi.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa thì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện của người bệnh cũng có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện triệu chứng bệnh.

Trong quá trình sinh hoạt tại gia đình người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Khi ngủ nằm kê cao gối để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày
  • Uống nhiều nước để giúp trung hòa acid trong dạ dày
  • Chia nhỏ bữa ăn và khẩu phần ăn thành 5-6 bữa, tránh ăn quá no khiến dạ dày không tiêu hóa kịp thức ăn.
  • Ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…Ăn nhiều đồ luộc, hạn chế tối đa đồ xào, chiên, rán, nướng.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia các chất có cồn và chất kích thích
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Tập các bài tập thể dục, yoga giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày và tình trạng khó thở.

Để điều trị dứt điểm tình trạng khó thở ở người bệnh viêm dạ dày thì bên cạnh các phương pháp can thiệp y khoa thì ý thức của người bệnh trong việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý sẽ không chỉ giúp người bệnh phục hồi nhanh mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hy vọng sau khi đã được giải đáp thắc mắc “Viêm dạ dày có gây khó thở không” người bệnh sẽ phần nào yên tâm hơn, tập trung điều trị dứt điểm bệnh. Để được thăm khám, chữa trị kịp thời bệnh nhân hãy liên hệ ngay tới chuyên khoa tiêu hóa tại HYH Medical Plus- CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 0247.109.88.66. Tải app HYH Medical Plus để đăng ký gói khám bệnh nhân văn vì sức khỏe cộng đồng.

Cập nhật lần cuối: 19.07.2022

Xem thêm Rút gọn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký khám 0247.109.88.66 Hỗ trợ online

Đăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội

    Đăng ký tư vấn - khám bệnh

      Vấn đề gặp phải: *

      Đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

        Ghi chú khác: *

        Đặt câu hỏi