Viêm hang vị bình thường có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Nhưng nếu người bệnh chủ quan bệnh sẽ ngày càng nặng và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Hang vị dạ dày chính là phần dưới của dạ dày, phần này có vị trí nằm ngang tính từ vị trí góc bờ cong nhỏ của dạ dày kéo dài tới vị trí lỗ môn vị. Hang vị dạ dày khá mỏng, lại là nơi chứa thức ăn nên rất dễ bị viêm.
Viêm hang vị dạ dày chính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày tại vị trí hang vị bị sưng, viêm, loét…Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn người trẻ tuổi.
Vị trí hang vị dạ dày thường bị viêm loét
Viêm hang vị thường biểu hiện ở 3 dạng với các triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau.
Viêm xung huyết hang vị là tình trạng viêm nặng dẫn đến mạch máu bị giãn nở. Lúc này trên bề mặt dạ dày sẽ xuất hiện các đốm đỏ.
Ở mức độ nhẹ người bệnh sẽ bị ợ chua, ợ hơi với tần suất không quá dày. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính các triệu chứng ợ hơi, ợ chua sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn kèm theo những cơn đau ở vùng thượng vị. Một số người bệnh nặng hơn sẽ bị nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
Trợt hang vị là tình trạng vị trí viêm dạ dày bị tổn thương nặng thành các vết loét tạo ra các vết trầy xước nhỏ trên bề mặt niêm mạc. Viêm trợt hang vị thường có nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn HP.
Trợt hang vị được chia làm 4 dạng:
Viêm hang vị trào ngược dịch mật là tình trạng dịch mật bị trào ngược lên hang vị. Đây là một hình thức của rối loạn tự miễn, bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng như ợ hơi, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn ra máu tươi.
Bệnh này không quá nghiêm trọng có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên nếu để bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu.
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh bị viêm hang vị dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây từ người qua người, qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn HP sẽ sống tại lớp dịch nhầy dạ dày, khiến dạ dày co bóp nhiều hơn đồng thời kích thích sản sinh ra axit gây ra bệnh viêm hang vị.
Các loại thuốc giảm đau không chứa hoặc chứa steroid nếu sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài thì có thể phá hủy lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày. Bên cạnh đó những loại thuốc này còn kích thích sản sinh axit khiến cho niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, dễ bị tổn thương hơn. Nặng hơn người bệnh có thể bị chảy máu hoặc thủng dạ dày.
Rượu, bia là những đồ uống chứa cồn không những gây ra phản ứng kích thích niêm mạc dạ dày mà còn khiến dạ dày tiết ra nhiều axit. Những người uống rượu, bia thường xuyên rất dễ bị viêm hang vị dạ dày.
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm hang vị. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học như thường xuyên bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ dẫn đến tình trạng viêm hang vị dạ dày.
Bên cạnh đó khi người bệnh thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên làm việc căng thẳng, stress cũng có thể gây ra rối loạn hoạt động dạ dày và gây ra viêm loét tại hang vị dạ dày.
Viêm hang vị dạ dày nhìn chung có các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày. Các triệu chứng điển hình của viêm hang vị dạ dày gồm có:
Người bị viêm hang vị dạ dày xuất hiện cơn đau âm ĩ hoặc dữ dội
Bệnh viêm hang vị dạ dày nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm, có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, không đi thăm khám để bệnh chuyển biến nặng thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Viêm hang vị dạ dày được chẩn đoán bằng cách kết hợp chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm y khoa như:
Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Thông thường các phương pháp điều trị viêm hang vị sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi có kết quả chẩn đoán, xét nghiệm của bệnh nhân. Phương pháp điều trị có thể khác nhau nhưng mục tiêu chung là giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, trị tận gốc căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như sau:
Phương pháp điều trị bệnh do vi khuẩn HP thường là kết hợp thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP và nhóm thuốc giảm tiết axit tại dạ dày để cải thiện triệu chứng. Thông thường người bệnh sẽ phải áp dụng một liệu trình điều trị trong vòng 14 ngày. Sau đó người bệnh cần được kiểm tra lại xem còn vi khuẩn HP trong người hay không, các triệu chứng bệnh có được cải thiện rõ rệt không. Dựa vào kết quả khám lại bác sĩ sẽ áp dụng các liệu trình điều trị tiếp theo.
Với những bệnh nhân được chẩn đoán viêm hang vị dạ dày không có vi khuẩn HP thì phương pháp điều trị chủ yếu hướng tới mục tiêu giảm tiết axit, trung hòa axit và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Có 4 nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng gồm:
Để không bị mắc bệnh viêm hang vị dạ dày hoặc không bị tái phát bệnh thì bạn cần lưu ý đến các biện pháp gồm: phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Dưới đây là một số điều bạn cần tuân thủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
Những bệnh nhân bị viêm hang vị cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh được chữa dứt điểm. Đặc biệt sau khi khỏi, người bệnh cần áp dụng các phương pháp phòng ngừa nêu trên để tránh bệnh tái phát trở lại.
Chuyên khoa tiêu hóa tại HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội hiện đang được ứng dụng công nghệ nội soi hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời Quý khách vui lòng đặt lịch khám qua hotline 0247.109.88.66 hoặc đăng ký qua app HYH Medical Plus.
Cập nhật lần cuối: 19.07.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội