“Viêm loét dạ dày có phải mổ không?”. Thông thường việc chỉ định mổ với bệnh nhân viêm loét dạ dày sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Một số trường hợp chỉ cần điều trị bằng thuốc nhưng cũng có bệnh nhân bắt buộc phải mổ để bảo vệ sức khỏe.
Viêm loét dạ dày các trường hợp nhẹ thường chỉ gây ra các triệu chứng như đau bụng, ơ hơi, ợ chua, khó tiêu. Trong trường hợp này bệnh nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi.
Tuy nhiên một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng khác thì bắt buộc phải chỉ định mổ để cứu bệnh nhân.
Tùy tình trạng của bệnh nhân viêm loét dạ dày mà bác sĩ có thể chỉ định mổ hoặc không
Những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nếu không có biến chứng nặng sẽ được điều trị nội khoa bằng đơn thuốc. Trong một số trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Để bệnh không tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, mổ để can thiệp kịp thời.
Sau khi mổ bệnh nhân sẽ tiếp tục được kê đơn thuốc dạ dày và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp để nhanh chóng hồi phục.
Viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng hẹp môn vị khiến thức ăn không lưu thông được và bị ứ đọng tại dạ dày. Gặp biến chứng này người bệnh sẽ bị nôn mửa, sụt cân và suy dinh dưỡng.
Để điều trị biến chứng này bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần môn vị bị hẹp cùng với một phần của dạ dày. Hệ thống tiêu hóa được tái lập lưu thông bằng cách nối phần dạ dày còn lại với phần đầu của ruột non.
Khi gặp biến chứng thủng ổ loét dạ dày bệnh nhân cần được chỉ định mổ gấp nếu không sẽ rất nguy hiểm. Khi đó dịch dạ dày sẽ theo vết thủng tràn vào các cơ quan khác rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Nếu không được mổ kịp thời thì bệnh nhân có thể bị sốc và tử vong.
Biểu hiện của tình trạng thủng ổ loét dạ dày là sự xuất hiện của những cơn đau bụng dữ dội, dù uống thuốc nhưng tình trạng không cải thiện. Ngoài ra những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mà thường xuyên xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng này xảy ra khi các vết loét ở dạ dày chảy máu khiến bệnh nhân đi đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra tình trạng trước khi bác sĩ quyết định có chỉ định mổ hay không. Các trường hợp này ban đầu sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn. Nếu như bệnh nhân vẫn chảy máu nhiều thì sẽ được chỉ định mổ.
Một số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành bệnh ung thư. Các triệu chứng nhận biết bệnh phát triển thành ung thư người bệnh cần lưu ý như: đau thượng vị không theo bất kỳ chu kỳ nào, sụt cân nhanh, ăn không ngon, dùng thuốc không đỡ.
Nếu bệnh chưa di căn thì chỉ cần cắt bỏ một phần dạ dày. Trong trường hợp bệnh đã di căn và lan rộng thì bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Tùy vào tình trạng và các biến chứng mà người bệnh gặp phải bác sĩ có thể chỉ định hình thức mổ phù hợp với các trường hợp viêm loét dạ dày.
Cắt dạ dày thường được chỉ định khi bệnh nhân bị ung thư dạ dày, chảy máu nặng, thủng dạ dày hoặc loét dạ dày, tá tràng trầm trọng, áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không thành công.
Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày:
Bệnh nhân có thể được chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày
Dây thần kinh X còn có tên gọi khác là dây thần kinh phế vị. Cắt dây thần kinh X có tác dụng làm giảm tình trạng tiết axit dịch vị, bình thường hóa quá trình co rút của dạ dày và phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên chỉ định cắt dây thần kinh X không được áp dụng phổ biến vì có thể khiến vết loét trong dạ dày bị ác tính hóa. Cắt dạ dày được coi là phương pháp phẫu thuật an toàn hơn so với cắt dây thần kinh X.
Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định khi bệnh nhân viêm loét dạ dày có biến chứng hẹp môn vị. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để nới rộng phần môn vị bị hẹp giúp thức ăn lưu thông dễ dàng hơn.
Hiện nay có hai kỹ thuật mổ dạ dày thường được áp dụng phổ biến là mổ mở và mổ nội soi.
Mổ nội soi thường an toàn hơn và ít gây đau cũng như tổn thương hơn cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng mổ nội soi. Nên bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để quyết định kỹ thuật mổ.
Chi phí mổ cắt dạ dày sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở y tế thực hiện ca phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật, kỹ thuật thực hiện, độ khó của ca mổ. Nếu chỉ tính riêng tiền công cho ca phẫu thuật thì chi phí có thể dao động như sau:
Chi phí mổ tại bệnh viện công lập và áp dụng với bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ thấp hơn bệnh nhân mổ dịch vụ.
Việc can thiệp chữa trị bằng phương pháp mổ dạ dày luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đến sức khỏe. Biến chứng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi mô như:
Để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau ca mổ thì người nhà bệnh nhân cần phải lưu ý chăm sóc đúng cách như sau:
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cần đảm bảo bệnh nhân uống đúng đủ thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào như nôn ra máu, ợ chua, đau thượng vị thì cần báo ngay cho bác sĩ.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “viêm loét dạ dày có phải mổ không”. Bạn lưu ý rằng mổ dạ dày luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tới sức khỏe. Vì vậy để không phải can thiệp điều trị bằng phương pháp mổ, phẫu thuật bên nên chủ động đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường và kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bệnh không bị trở nặng.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan tới các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày bạn hãy liên hệ ngay tới HYH Medical Plus – CTCP Bệnh viện Hữu Nghị Quốc Tế Hà Nội theo số hotline 0247.109.88.66 để được giải đáp. HYH Medical+ là địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng cao về các bệnh tiêu hóa trong đó có viêm loét dạ dày.
Cập nhật lần cuối: 19.07.2022
Xem thêm Rút gọnĐăng ký để nhận các ưu đãi và thông tin dịch vụ mới nhất của chúng tôi một cách toàn diện, hiệu quả và miễn phí cùng các bác sĩ - chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu Nghị Quốc tế Hà Nội